Bước tiến của cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến

Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì.

Nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp

Trong 10 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản (CBNS) của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thành hệ thống công nghiệp CBNScó công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó đã nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của toàn ngành.

Đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản, với trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở CBNSnhỏ, lẻ, hộ gia đình. Tăng trưởng công nghiệp CBNSgóp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của ngành Nông nghiệp và đóng góp quan trọng nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm, năm 2019 đạt mức 41,3 tỷ USD. Sản phẩm CBNSViệt Nam đã xuất khẩu tới trên 186 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản,…

Các nhà máy chế biến phần lớn được xây dựng ở khu vực nông thôn, đã đóng góp tích cực trong cải thiện bức tranh kinh tế – xã hội nông thôn; giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 1,6 triệu lao động mà phần lớn là con em nông dân, với mức thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/tháng; góp phần quan trọng vào giảm nghèo ở nông thôn.       

Vẫn còn hạn chế, khó khăn

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về số lượng, chất lượng (ngoại trừ một số ngành hàng đã tổ chức tốt khâu chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu như mía đường, cá tra, tôm).

Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa vụ như rau quả, gây tổn thất sau thu hoạch. Trình độ công nghệ chế biến nhìn chung ở mức độ trung bình của thế giới; nhiều cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm với thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp (chè, cao su, sắn); hệ số đổi mới thiết bị chỉ ở mức 7%/năm. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn (khoảng 10-20%) do thiếu cơ sở vật chất bảo quản đủ chất lượng. Sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng thấp (chiếm 70-85%), sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao chiếm khoảng 15-30%.

Nhận định hạn chế, khó khăn, Hội nghị đưa ra giải pháp là cần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với lợi thế từng vùng và theo nhu cầu thị trường. Đầu tư cơ giới hóa theo chuỗi giá trị và tập trung vào những sản phẩm chủ lực theo 3 cấp sản phẩm.

Đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa; đầu tư nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hình thành các tổ chức dịch vụ cơ giới ở nông thôn; phân công lại lao động để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa. 

Tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản. Tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *