Cà Mau kiến nghị hỗ trợ 1.690 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp thiệt hại do thiên tai, hạn hán

Do điều kiện tự nhiên, Cà Mau không trữ được nước trong mùa mưa để phục vụ sản xuất trong mùa khô, dễ bị thiếu nước do hạn hán.

Khi xảy ra hạn hán, kênh rạch bị khô cạn, không có nguồn nước bổ sung làm mất phản áp, là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sụt lún nghiêm trọng như hiện nay…Hạn hán kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống hạ tầng, sản xuất và đời sống của người dân.

Hạn hán gây sụt lún hoàn toàn một đoạn lộ đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn xã Khánh Bình Đông (huyện Trần Văn Thời).

Từ thực tế trên, Cà Mau kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xây dựng Quy hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó định hướng cho các tỉnh xây dựng Quy hoạch cấp tỉnh (tích hợp theo Luật Quy hoạch) thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó khẳng định phạm vi tác động của hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang); khả năng cung cấp nước ngọt của hệ thống này cho các tỉnh vùng ven biển (trong đó có tỉnh Cà Mau), để trên cơ sở đó địa phương xác định quy hoạch sản xuất phù hợp.

Tỉnh cũng đề xuất các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sản xuất, trong đó có vùng ngọt hóa thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô; nghiên cứu bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng vùng rừng U Minh Hạ thích ứng với tác động biến đổi khí hậu,…

Theo thống kê, hạn hán đến nay đã làm 20.494ha lúa, 2.378ha tôm bị thiệt hại; 43.583ha rừng bị khô hạn; 20.851 hộ thiếu nước sinh hoạt; xảy ra 1.136 vị trí sụt lún đường giao thông nông thôn với chiều dài trên 24km, cùng với đó là các vị trí sụt lún tuyến đường do tỉnh quản lý, tuyến đê biển Tây…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *