Cần có chính sách sàng lọc đối với công chức, viên chức người dân tộc thiểu số

Đại biểu đóng góp ý kiến cho các đề án “Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS và miền núi”.

Hiện nay, cán bộ là người DTTS có 23.520 người, chiếm 15,46%, trong đó, công chức người dân tộc 27.788 người, chiếm 18,26%. Cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn là 3.008, tỷ lệ 0,05%; 11.893 người chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị, tỷ lệ 23,17%. 120/148.651 cán bộ, công chức cấp xã vùng DTTS có trình độ thạc sĩ, tỷ lệ 0,008%; 32 nhóm dân tộc có tỷ lệ học đại học dưới 1%.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vùng DTTS và miền núi chưa gắn chặt với quy hoạch; áp lực chuẩn hóa cán bộ, nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa được chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn.

7 năm qua, kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu thực tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đặt ra các vấn đề: Cần có chính sách sàng lọc đối với công chức, viên chức người DTTS không đáp ứng được nhu cầu công việc và thay thế bằng công chức, viên chức khác, vừa đảm bảo số lượng, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; có cơ chế cụ thể trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với từng địa phương, khu vực; tăng định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho người DTTS cao hơn so với các chính sách đào tạo chung.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề xuất cần tách riêng chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vùng DTTS và miền núi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *