Cần nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả tại địa phương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng (bìa trái) tham quan mô hình nuôi chồn hương của hộ ông Nguyễn Văn Đấu (ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây).

Theo đó, đoàn đến tham quan mô hình nuôi chồn hương của ông Nguyễn Văn Đấu và mô hình làm bánh phồng tôm tại cơ sở Kim Tuyến (ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây).

Hiện ông Đấu đang nuôi 77 con chồn hương, hàng tháng xuất bán 15 cặp chồn giống, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 75 triệu đồng/tháng.

Chồn hương dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cá tạp và chuối có sẵn tại chỗ, đầu ra ổn định và có giá trị. Hiện, trên địa bàn huyện có 36 hộ nuôi, với 1.041 con.

Đối với mô hình làm bánh phồng tôm, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ, khâu sản xuất đã sử dụng máy sấy bằng công nghệ hấp thụ năng lượng mặt trời, xuất bán mỗi ngày 40 – 50kg, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, giải quyết việc làm 6 lao động tại chỗ, tỷ lệ lợi nhuận 20%.

Được biết, hiện trên địa bàn huyện hiện có 5 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả trên lĩnh vực sản xuất, chế biến nông nghiệp, thủy sản.

Sau khi tham quan, Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng mong muốn chính quyền địa phương cùng ngành chuyên môn tổ chức triển khai nhận rộng, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm nuôi trồng. Cần lựa chọn những mô hình sản xuất phù hợp, đặc thù, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tiến hành xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị, mang về hiệu quả sản xuất, đưa đời sống của người dân ngày càng ổn định và mang tính bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *