Cần sớm “khai tử” âu thuyền Tắc Thủ và cống Cà Mau

Cửa dành cho thuyền có trọng tải nhỏ. Hiện, các van cửa cũng đã được tháo dỡ, chỉ còn trơ lại những trụ bê-tông, gây cản trở và nguy hiểm cho phương tiện giao thông thủy. Để giải quyết bức bách trong giao thông qua âu thuyền, hiện đã có thêm một cửa gần Nhà máy Đạm Cà Mau, do các doanh nghiệp tự đào đắp, phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu san lấp các công trình xây dựng tại Khu công nghiệp Khánh An.

Ngay cả huyện An Minh (Kiên Giang), huyện Phước Long (Bạc Liêu) cũng đã phải chuyển đổi sản xuất theo mô hình lúa – tôm, và mới đây, trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Cà Mau cũng đã tiến hành quy hoạch sản xuất đất trồng lúa vùng Quản lộ Phụng Hiệp theo hình thức này.

Một thực tế đã chứng minh từ hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hệ sinh thái ngọt thuộc Tiểu vùng III – Bắc Cà Mau, khi được xây dựng hệ thống thủy lợi khép kín. Những tiểu vùng, ô thủy lợi đã và đang được triển khai tại các huyện U Minh, Thới Bình, TP. Cà Mau và phần lớn đất sản xuất nơi đây cũng đã chuyển sang mô hình lúa – tôm. Thế nên, sự tồn tại của âu thuyền Tắc Thủ và cống Cà Mau là không còn phù hợp, không cần thiết, rất cần phá bỏ để tránh gây cản trở dòng chảy, tạo thuận lợi trong phát triển giao thông đường thủy, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Chủ cầu kéo tại chân cống đã bỏ đi, đồng nghĩa với việc cống Cà Mau giờ đã “xả cửa”, vì thế công trình hiện chỉ là một khối bê-tông gây cản trở dòng chảy, giao thông và vận tải đường thủy.

Theo định hướng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2020, vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa tuyến TP. Hồ Chí Minh – TP. Cần Thơ – Cà Mau đạt 62,3 triệu tấn, chiếm đến 66,83% tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển; đến năm 2030 đạt 99,5 triệu tấn, chiếm 66,64%. Điều này cho thấy, vận tải đường thủy vẫn đóng vai trò rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thành phần vận tải hàng hóa. Hơn thế, với định hướng phát triển năng động, đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, rất cần một lượng lớn vật liệu phục vụ san lấp, xây dựng, mà hầu hết đều được vận chuyển bằng đường thủy, tất cả đều phải đi qua tuyến đường có âu thuyền Tắc Thủ án ngữ. Trong khi đó, cống Cà Mau lâu nay ngăn dòng vận chuyển dịch vụ – thương mại giữa Cà Mau với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là hàng hóa từ các tỉnh về Cà Mau.

“Từng bước xử lý các công trình làm hạn chế năng lực luồng vận tải trên các tuyến chính, trong đó có âu thuyền Tắc Thủ, cống Cà Mau”, đó là một nội dung được nêu trong Quyết định 2542, ngày 15/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Phê duyệt Đề án “Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải TP. Hồ Chí Minh – TP. Cần Thơ – Cà Mau”, giai đoạn 2016 – 2020.

Theo như quan điểm nêu trên, cống Cà Mau và âu thuyền Tắc Thủ tới đây sẽ bị “khai tử” nhằm tạo sự thông thoáng cho dòng chảy, đáp ứng nhu cầu giao thông, vận tải đường thủy. Và như thế, mọi tranh cãi về hai công trình được xem là “phản tác dụng”, “lãng phí”… trên địa bàn đã có hồi kết.

Khai tử âu thuyền Tắc Thủ và cống Cà Mau là cái kết được báo trước, song rất cần được triển khai nhanh, tránh mất dần thời cơ hội nhập và tăng tốc phát triển của địa phương cũng như thỏa theo nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *