Cận tết, đi bắt cá lòng tong

Cá lòng tong thường sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ ven các con sông, kênh rạch; đặc biệt có nhiều ở các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình… và các xã vùng ven TP. Cà Mau.

Cá lòng tong con lớn nhất chỉ cỡ ngón tay, toàn thân có màu trắng bạc. Rất dễ bắt loại cá này, do chúng có tập tính sống thành từng đàn. Cá có quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 6 – 9 (âm lịch). Có nhiều cách bắt cá: Câu, giăng lưới, đặt lú, đặt vó, chài, nhưng phổ biến nhất vẫn là kéo lưới, vì cách thức này bắt được nhiều cá mà không tốn nhiều thời gian.

Cá lòng tong có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng quen thuộc nhất trong bữa cơm gia đình ở thôn quê là món cá kho tiêu. Cá làm sạch, ướp gia vị, đem kho – vậy thôi mà thơm lừng một góc nhà quê, để rồi những ai từng gắn bó với sông nước, kênh rạch thì khó mà quên được.

Những dòng sông hiền hòa xuôi chảy mang nguồn lợi tôm cá dồi dào, trong đó có loài cá lòng tong một loài cá chẳng cao sang nhưng mang cả tình quê sông nước.

Cá vừa bắt lên, được sơ chế ngay để cá vẫn tươi ngon.

Vào mùa tát đìa, lợi dụng lúc nước cạn, người ta dùng lưới kéo bắt cá lòng tong.

Mẻ lưới trúng cá.

Món cá lòng tong kho tiêu bình dị, nhưng khó quên trong ký ức tuổi thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *