“Cần thống nhất cách nghĩ, cách làm trong nuôi tôm – rừng có chứng nhận quốc tế”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; Cà Mau – Châu Công Bằng khẳng định: Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tận dụng lợi thế để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn thủy sản bằng nhiều hình thức nuôi: Thâm canh, quảng canh, quảng canh kết hợp.

Đã qua, hình thức nuôi tôm rừng dù được quan tâm đầu tư nhưng phát triển chưa tốt; chưa chú trọng công tác kết hợp bảo vệ rừng; năng suất tôm còn thấp; đời sống người nuôi tôm dưới tán rừng còn bấp bênh; vùng nuôi tôm chứng nhận còn nhiều bất cập do mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp có cách làm khác nhau.

Chính vì thế, việc nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế sẽ giúp bảo vệ được rừng ngập mặn và môi trường rừng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người nuôi tôm; đảm bảo sinh kế cho người dân.

Tại Hội thảo, đại diện SNV cũng đã báo cáo về việc triển khai dự án nuôi tôm có chứng nhận thời gian qua trên địa bàn tỉnh, cụ thể là dự án MAM (Dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm thiểu phát thải tại Cà Mau); đồng thời cũng đã đưa ra phương hướng triển khai dự án trong thời gian tới.

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo quan tâm đến cơ chế chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi giữa doanh nghiệp thủy sản với hộ dân và các tổ chức chủ rừng sao cho công bằng, minh bạch, công khai; cơ chế mua bán giữa doanh nghiệp và người dân cần được quan tâm. Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia dự án cần “nhìn chung một hướng” trong triển khai thực hiện nuôi tôm sinh thái… Đây là những cơ sở quan trọng để Sở NN&PTNT; Cà Mau hoàn chỉnh dự thảo 6 trình UBND tỉnh phê duyệt trong thời gian tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *