Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải kiểm tra thực hiện thử nghiệm “Đê trụ rỗng tiêu giảm sóng”

Thực hiện thử nghiệm 180m đê trụ rỗng tiêu giảm sóng nhắm bảo vệ tuyến đê biển Tây, khôi phục rừng phòng hộ.

Đê trụ rỗng có mặt cắt gần giống hình trụ (một phần hình trụ, một phần mặt phẳng), ở mặt tiếp sóng và mặt sau có đục lỗ để tiêu giảm sóng. Vì có khả năng tiêu giảm sóng cao nhất, phản xạ sóng thấp nhất trong các loại kết cấu nên có thể cắt sóng từ bên ngoài, vận chuyển nước phù sa vào bên trong để gây bồi, tạo bãi trồng rừng.

Nguyên lý tiêu giảm sóng của loại đê này là khi sóng đến, các đường dòng sóng hướng tâm va đập vào nhau, sóng bị tiêu năng ngay trong bụng đê nên giảm chiều cao leo, giảm sóng phản xạ, giảm lực tác động vào công trình do năng lượng đã bị tiêu hao.

Tải trọng tác dụng vào đê trụ rỗng hướng tâm, lực ngang chuyển thành lực nén. Vì giảm áp lực sóng tác động lên công trình nên đê trụ rỗng giảm tải trọng tác dụng lên kết cấu. Ngoài phá sóng, giảm tác động của sóng biển và gây bồi, tạo bãi bên trong, đê trụ rỗng còn có ưu điểm là chi phí rẻ, hoạt động ổn định “Toàn bộ cấu kiện đê trụ rỗng được đúc sẵn trong nhà máy đưa ra lắp đặt nên kiểm soát được toàn bộ chất lượng. Khi cần, chúng ta có thể di chuyển đến vị trí mới để tái sinh rừng phòng hộ” – TS. Trần Văn Thái, Viện Thủy công thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, đại diện nhóm nghiên cứu, thực hiện thí điểm cho biết.

Đánh giá cao hiệu quả làm giảm sức phá của sóng biển, ngăn chặn được tình hình sạt lở thân đê của loại đê rỗng nhằm hộ đê, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho biết địa phương sẽ tổ chức hội thảo để có đánh giá cụ thể hơn, sau đó sẽ báo cáo xin chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để áp dụng mô hình chống sạt lở nêu trên cho nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng khác tại Cà Mau trong thời gian tới.

Được biết, giá thành loại đê này hiện nay chỉ khoảng 22 tỷ đồng/km, từ bằng và thấp hơn mức đầu tư với loại kè ly tâm dự ứng lực mà tỉnh đang triển khai thực hiện trong thời gian qua.

TS. Trần Văn Thái cho biết, sẽ tiếp tục cải tiến, giảm chi phí xuống còn khoảng khoảng 19 tỷ đồng/km trước khi có chủ trương cho áp dụng rộng rãi trên các tuyến biển Cà Mau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *