Chưa xử lý dứt điểm việc chiếm dụng đầm Thị Tường

Theo đó, trên địa bàn huyện Phú Tân có 47 trường hợp nuôi sò huyết kết hợp đặt lú; có 11 căn nhà ở, 64 căn chòi canh giữ nuôi sò huyết và đặt lú. Đặc biệt còn dãy nhà và các chòi quán của Hợp tác xã Dịch vụ ăn uống của đầm Thị Tường.

Còn ở địa bàn huyện Trần Văn Thời, có 26 trường hợp dân tự bao chiếm nuôi sò huyết và xây dựng các công trình trái phép trên đầm Thị Tường với diện tích 129ha.

Hiện nay, tình trạng nuôi sò huyết kết hợp đặt lú trên đầm Thị Tường vẫn còn diễn ra.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu rà soát lại việc triển khai tháo dỡ các công trình trái phép trên đầm Thị Tường.

Cà Mau hiện đang quy hoạch khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu nhằm bảo vệ hệ sinh thái đầm thành khu dự trữ tự nhiên, nơi cư trú của nhiều loài thủy sản có giá trị, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tạo cảnh quan môi trường cùng không gian du lịch sinh thái theo hướng phát triển hài hòa, bền vững.

Trước đó, ngày 11/9/2017, UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo giải tỏa các trường hợp lấn chiếm đầm Thị Tường và yêu cầu tháo dỡ, chấm dứt việc nuôi sò huyết; xây dựng công trình trái phép trước ngày 15/10/2017.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *