Đặc sản bánh phồng tôm Năm Căn

Bánh phồng tôm thành phẩm được đóng gói cẩn thận.

Ông Mai Sáu đã tìm tòi, nghiên cứu tự chế máy ép bánh để thay thế hình thức sản xuất thủ công trước đây.

Nguyên liệu chủ yếu chế biến bánh phồng tôm là tôm đất còn tươi sống – nguyên liệu sẵn có tại địa phương, bột và gia vị trộn đều với tỷ lệ phù hợp. Cứ 10kg nguyên liệu sẽ cho ra lò 13kg bánh thành phẩm; giá dao động từ 90 – 120 ngàn đồng/kg.

Mỗi cơ sở có bí quyết riêng, nhưng bánh đảm bảo chất lượng thơm ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một trong những người tâm huyết với nghề, ông Mai Sáu cho biết: Trước đây bánh phồng tôm chỉ bán được vào dịp tết, còn nay gia đình tôi nhận đơn đặt hàng liên tục từ các tỉnh, công ty du lịch… Ước tính năm nay, cơ sở của tôi bán ra khoảng 10 tấn bánh.

Sở Khoa học và Công nghệ đang xem xét công nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm bánh phồng tôm Năm Căn.

Từ việc “mê” nghề, ông Sáu đã tìm tòi, nghiên cứu tự chế máy ép, máy cắt (cắt bằng điện và cắt bằng tay) để thay thế hình thức sản xuất thủ công trước đây. Đặc biệt các cơ sở còn giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động tại địa phương.

Bánh phồng tôm là món tráng miệng được ưa thích, đặc biệt là sản phẩm dành làm quà rất đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Không lâu nữa, khi về Năm Căn, mọi người sẽ cảm nhận không khí rộn ràng, tất bật của làng nghề làm bánh phồng tôm. Bởi chính quyền địa phương đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét công nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm bánh phồng tôm Năm Căn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *