Dân tộc Sán Dìu

Chiếc xe quệt (xe không có bánh) nhờ vào sức kéo của trâu là phương tiện chuyên chở chính của người Sán Dìu.

Người Sán Dìu đã tiếp cận và vận dụng nền văn minh lúa nước từ rất lâu. Ngoài trồng ruộng lúa và các loại cây ngô, khoai, sắn… họ còn làm nương, bãi, thả cá, đánh bắt thủy hải sản. Đặc biệt, họ có nghề thủ công gia truyền: Nghề mộc, đan lát – mây – tre, làm gạch, rèn…; ăn cơm tẻ là chính. Nhà ở quần tụ thành bản nhỏ, kín đáo, nhà đất lợp rạ hay tranh. Phương tiện vận chuyển của thóc lúa, ngô khoai, gỗ, củi… chủ yếu là gánh, vác và chiếc xe quệt (xe không có bánh) nhờ vào sức kéo của trâu.

Người Sán Dìu đã tiếp cận và trồng lúa nước từ rất lâu.

Lễ cưới của người Sán Dìu diễn ra ở nhà gái là quan trọng nhất. Trước hôn nhân, người Sán Dìu có tục xem lá số, xem tuổi cho cuộc tìm hiểu cưới xin của đôi trai gái. Tín ngưỡng người Sán Dìu thờ tổ tiên, lập miếu thờ thổ thần… Phụ nữ mặc áo dài, quần chàm đen, đeo tạp dề trước bụng quấn xà cạp trắng. Trang sức đeo vòng ở cổ, ở tay và đeo xà tích bạc bên hông. Nam giới mặc quần áo màu chàm.

Phụ nữ với Sán Dìu trang phục truyền thống. Ảnh: THU HÀ

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.

Đời sống văn hóa người Sán Dìu khá phong phú. Họ có hát giao duyên (gọi là soọng cô). Truyện kể thơ khá đặc sắc. Các điệu múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt và nhiều trò chơi dân gian như: Đi cà kheo, đánh khăng, kéo co…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *