Đặt, đổi tên đường phải tính đến yếu tố quy hoạch và đầu tư lâu dài

Sau khi hoàn thành bản đồ, Hội đồng đã thông qua chi tiết các tuyến đường. Theo đó, lần này các huyện có hồ sơ sơ đặt tên đường, công trình công cộng, gồm 5 đơn vị: Cái Nước (6 hồ sơ), Đầm Dơi (2 hồ sơ), U Minh (4 hồ sơ), Năm Căn (1 hồ sơ) và TP. Cà Mau (1 hồ sơ). Các địa phương khác trong tỉnh cũng đã tham gia để học tập kinh nghiệm.

Riêng đối với TP. Cà Mau, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, ông Trần Hiếu Hùng cho biết: “Sở dĩ, lần này TP. Cà Mau chỉ có 1 hồ sơ là do tại các khu đô thị, chủ đầu tư chưa bàn giao mặt bằng về cho thành phố, nên chưa đặt để tên đường; còn khoảng 40 tuyến cần đặt để tên đường”.

Nhiều thành viên Hội đồng có cùng quan điểm tên chọn đặt phải dễ nhận biết, dễ tìm; tên đường cần gắn với sự kiện lịch sử và vị trí địa lý của các công trình, dự án gắn liền với địa phương đó. Việc đặt và đổi tên các tuyến đường phải phù hợp với quy mô và vị trí địa lý của các tuyến đường đó.

Ông Trần Hồng Quân chỉ đạo: “Riêng đối với các tuyến đường “truyền thống”, khi đổi, đặt tên phải cân nhắc xem có nên hay không, vì nó còn ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan các thủ tục tùy thân của người dân như hộ khẩu, chứng minh thư…, không khéo ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Việc đặt, đổi tên đường phải tính đến yếu tố quy hoạch và đầu tư mang tính lâu dài…”.

Những ý kiến tại cuộc họp là cơ sở quan trọng để Hội đồng hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị tốt nội dung văn bản trình Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tới đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *