Đến Đà Lạt thăm Bảo tàng Chè

Máy móc và kho thành phẩm chè được trưng bày trong bảo tàng.

Không những để lại cho Đà Lạt nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng lối sống thanh lịch, sang trọng, cách đây gần 100 năm, người Pháp đã đem công nghệ chế biến chè tân tiến nhất bấy giờ đến vùng đất cao nguyên Lâm Viên vừa được khai phá. Từ đây người Pháp đã biến vùng đất hoang sơ trên đỉnh Hòn Bà (khu vực bảo tàng hiện nay) trở thành khu vực trồng chè nổi tiếng khắp Đông Dương.

Tên, công dụng của máy móc được thông tin cụ thể để giúp du khách dễ hình dung.

Từ giữa năm 2017, Công ty CP chè Cầu Đất – Đà Lạt đã đưa vào hoạt động Bảo tàng Chè độc đáo ở vị trí cao ráo, thuộc đồi chè Cầu Đất. Từ chân đồi, xe đưa du khách len giữa màu xanh bạt ngàn của những vạt chè nối dài như vô tận, đến khi mái nhà xưởng tinh tươm hiện ra giữa đồi chè xanh ngắt là chính thức đến được bảo tàng.

Công nhân thu hoạch chè.

Nhìn ngắm những cỗ máy cồng kềnh, cũ kỹ trong lòng bảo tàng, ít ai nghĩ chúng vẫn hoạt động bình thường sau gần một trăm năm tuổi. Máy cắt chè, máy hút sơ râu, máy sàng chè liên hợp, hệ thống quạt thông gió, kho thành phẩm… được “đánh thức” sau khi tiến hành quét bụi và kết nối với hệ thống điện. Từ động cơ cao tuổi nhất như hệ thống quạt thông hơi (91 tuổi) đến thiết bị “trẻ” nhất như máy hút sơ râu (25 tuổi) vẫn hoạt động bình thường, mỗi khi du khách muốn nhìn ngắm và lắng nghe tiếng động cơ của máy móc.

Không gian cà phê cho các bạn trẻ bên ngoài bảo tàng.

Một trong nhiều bộ ấm pha chè được trưng bày tại đây.

Khéo léo kết hợp trưng bày tranh ảnh tư liệu cũ của xưởng chè từ năm 1927, những bộ ấm tích cổ xưa cùng với không gian thử nước chè và cà phê hiện đại, Bảo tàng chè Cầu Đất trở thành minh chứng lịch sử, là cái nhìn chân thực về ngành sản xuất chè và văn hóa thưởng chè của người Việt ở quá khứ, là điểm dừng chân đầy lắng đọng cho du khách muốn sống lại bầu không khí ở xứ sở chè nức tiếng Đông Dương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *