Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 7 tỉnh, thành phố, tiêu hủy gần 4.000 con

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hiện xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào 1/2/2019 ở tỉnh Hưng Yên. Đến nay có 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện thuộc 7 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con có trọng lượng tiêu hủy trên 297 tấn. Hiện chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định.

DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại châu Phi. Dịch không gây bệnh cho các loài động vật khác, không lây nhiễm và gây bệnh ở người, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn, vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm lợn… Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.   

Thông qua tuyên truyền, người chăn nuôi lợn tại Cà Mau đã nâng cao được ý thức trong phòng chống dịch, nhất là việc hạn chế người lạ ra vào cơ sở chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại.

Phần lớn chăn nuôi lợn tại Việt Nam vẫn là nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, đan xen trong các khu dân cư, không thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.

Từ thực tế chống dịch tại các nước trên thế giới, Bộ NN&PTNT đưa ra chỉ đạo tiêu hủy ngay đàn lợn có kết quả dương tính với dịch bệnh; tạm dừng vận chuyển lợn sống, đóng cửa các chợ buôn bán lợn sống ở các tỉnh có dịch và các tinh liền kề với tỉnh có dịch; cấm sử dụng các thức ăn dư thừa cho lợn; hạn chế vận chuyển, kể cả hạn chế việc đi lại của con người trong vùng dịch từ 14 – 28 ngày…

Lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ do thiếu quyết liệt, để dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn. Các địa phương chưa có dịch, phải đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phải hành động kịp thời chứ không thể để có dịch rồi mới chống. Chủ động, nhưng cũng đừng nên làm “thái hóa”, gây hoang mang, lo lắng cho người chăn nuôi,  làm ùn ứ lợn nuôi và sản phẩm từ lợn.

Kịp thời, quyết liệt, ngăn chặn hiệu quả, yêu cầu công tác phòng chống dịch phải dựa trên tinh thần không giấu dịch, vận chuyển, mua bán, vứt bỏ lợn bị dịch ra ngoài môi trường, sử dụng thức ăn dư

thừa trong chăn nuôi lợn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Bên cạnh đề xuất và tăng cường các giải pháp ứng phó, nhất là lập vành đai, bao vây nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng tiến tới khống chế hoàn toàn, Bộ NN&PTNT đề xuất hỗ trợ 80% giá trị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 – 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc tiêu hủy do nhiễm dịch.

Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, trước tình hình dịch đang có dấu hiệu lan rộng và diễn biến phức tạp, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tổ chức ngăn chặn, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhất là việc siết chặt tình trạng buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn; sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ việc xử lý dịch…

Sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Cà Mau tăng cường việc tái đàn trong chăn nuôi, trong đó có lợn. Theo thống kê từ các địa phương, hiện địa phương có trên 100 ngàn con lợn đang nuôi, đã tiến hành xong việc tiêm phòng chống dịch bệnh đợt 1 năm 2019, chưa xuất hiện bệnh tả lợn châu Phi. Chính quyền và ngàn chuyên môn các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát tình hình chăn nuôi, vệ sinh, phòng dịch tại các cơ sở chăn nuôi lớn; đến tận các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tuyên truyên nâng cao ý thức trong quản lý, phòng chống dịch bệnh đối với vật nuôi, chủ động phát hiện và khai báo khi có dấu hiệu xảy ra dịch bệnh. Cùng với đó đẩy mạnh các chốt, trạm kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào trong tỉnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *