Điểm du lịch lý tưởng ở Gành Hào

Tượng mẹ Nam Hải tọa trên thuyền rồng, hướng ra biển.

Trong tín ngưỡng của những ngư dân Đông Hải thì cá voi, còn gọi là Đại tướng quân Nam Hải, đã phù hộ cho những chuyến ra khơi trúng mùa tôm cá, độ trì giúp ghe tàu bình an vượt qua bão lớn.

Lăng Ông Nam Hải (còn gọi là đình thần Nam Hải) được bao quanh bởi đê biển vững chắc. Từ cổng vào, bên trái là Lăng Ông, nơi lưu giữ, thờ cúng nhiều bộ xương cá Ông cả trăm năm tuổi; kế đến là miếu thờ Bà Thiên Hậu, rất linh thiêng, được người dân vùng biển tín ngưỡng kính bái.

Bộ da cá nhám voi (tên gọi dân gian là cá Ông) dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn, được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục về “Bộ da cá nhám voi lớn nhất Việt Nam”, đặt ngay tại lăng, phục vụ du khách đến hành hương, chiêm ngưỡng.

Từ lăng cá Ông nhìn ra biển, bên phải là nhà trưng bày bộ xương cá nhám voi (cá Ông) dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn, được người dân phát hiện đã “lụy” năm 2010 và đưa vào bờ thực hiện những nghi thức trang trọng nhất để thờ cúng. Hiện xác cá Ông được đặt ngay tại lăng phục vụ du khách đến hành hương, chiêm ngưỡng. Lăng Ông Nam Hải vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục về “Bộ da cá nhám voi lớn nhất Việt Nam”.

Chiều ven đê Gành Hào. Đá banh trên bãi biển Gành Hào.

Cách nhà trưng bày vài chục mét là tượng mẹ Nam Hải tọa trên thuyền rồng, đứng uy nghi giữa một không gian thoáng đãng hướng ra biển Đông. Đối với người dân nơi đây, Phật Bà đã phù hộ cho họ tránh khỏi những xui rủi trong quá trình đi biển đánh cá. Hàng năm, vào mùng 10/3 (âm lịch), người dân Gành Hào lại long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông, bày tỏ lòng tri ân vì sự phù trợ của cá Ông và các bậc tiền nhân có công khai mở đất này.

Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xúc tiến xây dựng và hoàn thiện lăng cá Ông, hứa hẹn sẽ là điểm du lịch lý tưởng của thị trấn Gành Hào nói riêng, Bạc Liêu nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *