Đưa khoa học công nghệ vào đời sống

Mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại chưa đủ lớn và chưa mới để thu hút người dân tham gia; sự hỗ trợ, liên kết “4 nhà” trong sản xuất còn hạn chế.

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã nghiệm thu 61 đề tài, dự án cấp tỉnh. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng chiếm 57%. Qua đó, đã chuyển giao KH&CN; đến nông dân bằng phương thức nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, trình diễn ứng dụng tiến bộ KH&CN; để người dân học hỏi và làm theo trong sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp. Đồng thời, tuyển chọn, chuyển đổi và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Dự án sản xuất và phát triển giống lúa mùa địa phương phục vụ cho vùng sản xuất lúa mùa và lúa – tôm được triển khai với diện tích 500ha; mô hình sản xuất lúa ngắn ngày, áp dụng trên 94ha; nghiên cứu giống lúa mùa ưu tú, ứng dụng tại Trại giống Khánh An, nhân rộng ở các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Đây là mô hình mẫu để nông dân thay đổi quan điểm, tập quán canh tác và hướng đến sản xuất bền vững trên cánh đồng lớn.

Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp tuy có phát triển hơn so với trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu.

“Các cơ quan quản lý phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học để tháo gỡ khó khăn trong cơ chế chính sách về KH&CN; cũng như sản xuất. Đồng thời, phải có sự phối hợp từ nhân lực, vật lực trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học.”

Trên lĩnh vực thủy sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Công Bằng cho biết: “Đến nay, chúng ta đã ứng dụng thành công quy trình nuôi tôm công nghiệp với công nghệ tiên tiến VietGAP; nhân rộng mô hình nuôi tôm sú thâm canh bằng công nghệ xanh và tuần hoàn nước; nâng cao năng suất, chất lượng tôm sú quảng canh cải tiến, chấm dứt tình trạng thả giống gối đầu kém hiệu quả, tôm giống đều được xét nghiệm; sử dụng công nghệ lót bạt nuôi thẻ chân trắng… Đây là những thành quả KH&CN; phát triển vượt bậc trên lĩnh vực thủy sản – ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

Điểm nổi bật nhất vẫn là thực hiện thành công Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất lúa, tôm tỉnh giai đoạn 2009 – 2015 và mô hình Cánh đồng lớn.

Tuy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp có phát triển hơn so với trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu. Nhiều mô hình hiệu quả chưa được nhân rộng; tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng không đồng đều. Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư cho khâu chế biến sản phẩm; hàng hóa sản xuất ra chủ yếu là bán cho thương lái. Năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến nông chưa qua trải nghiệm thực tế nhiều nên công tác nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật; từ đó chưa xây dựng được những mô hình thực sự phù hợp, hiệu quả trước những diễn biến bất thường của thời tiết, môi trường, dịch bệnh. Mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại chưa đủ lớn và chưa mới để thu hút người dân tham gia vào; sự hỗ trợ, liên kết “4 nhà” trong sản xuất từng lúc từng nơi còn hạn chế.

Để tháo gỡ nút thắt này, theo ông Châu Công Bằng, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó cơ bản nhất vẫn là tổ chức nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp phải theo hướng liên thông, hợp lý, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức hoạt động nghiên cứu. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách gắn kết các hoạt động nghiên cứu với chuyển giao từ đầu vào đến đầu ra của quá trình, gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất, đồng thời trên cơ sở thực tiễn sản xuất cần dự báo để đặt hàng nghiên cứu.

Ở góc độ chuyên môn, Phòng Quản lý khoa học (Sở KH&CN;) đề xuất giải pháp liên kết, phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học. Ngành khoa học và ngành Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ trong chuyển giao các kết quả nghiên cứu, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết. Các nghiên cứu, ứng dụng nhân rộng phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của ngành Nông nghiệp. Phát triển ngư – nông – lâm nghiệp gắn với chuỗi sản xuất hàng hóa.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề xuất sắp xếp lại bộ máy hoạt động khuyến nông theo hướng tập trung vào nhiệm vụ của ngành, các sản phẩm chủ lực của ngành phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh; các tiến bộ kỹ thuật có khả năng bứt phá và sức lan tỏa mạnh, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp. Các mô hình khuyến nông cần gắn với các ngành hàng chủ lực của tỉnh; tập trung các dự án khuyến nông theo quy trình GAP, khuyến nông công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trung tâm Thông tin và ứng dụng KH&CN; tỉnh kiến nghị cần có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bởi vì công việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như công tác bảo vệ môi trường cộng đồng, khai thác tiềm năng ở những vùng đất khó như nhiễm phèn nặng, tạo nguồn nguyên liệu đồi dào cho các nhà máy, giải quyết lao động và việc làm cho người dân trong tỉnh.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức và ThS. Nguyễn Út Em, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Tỉnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chặt chẽ hơn tình trạng kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với mô hình Cánh đồng lớn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề nghị ngành Nông nghiệp cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hoàn thiện và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế liên kết để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *