Đưa thương hiệu du lịch Cà Mau trên bản đồ quốc gia và quốc tế

Từng bước gỡ khó cơ chế chính sách

Đó là nội dung nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau theo quy hoạch tổng thể đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 744, ngày 18/6/2018.

Trước mắt, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch: Vị trí điểm cực Nam Tổ quốc, giá trị rừng ngập mặn, giá trị biển đảo, đời sống văn hóa bản địa; tham quan trải nghiệm, khám phá bằng các phương tiện đường thủy xuyên rừng, tham quan bãi bồi, lướt bùn, trồng cây lưu niệm… và đường bộ bằng xe đạp, xe điện. Tiếp tục phát triển các hộ du lịch cộng đồng Đất Mũi theo hướng chuyên nghiệp hơn; phát triển làng nghề truyền thống tôm khô, ba khía Rạch Gốc… khai thác tốt các điểm dừng chân trên tuyến. Đến năm 2025, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù, cao cấp có sức cạnh tranh cao trong khu vực, quốc gia và quốc tế, mở rộng thị trường và thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm; tổ chức tốt các loại hình du lịch biển đảo, khám phá, trải nghiệm thông qua du lịch cộng đồng gắn với thiên nhiên, đời sống văn hóa bản địa, di tích lịch sử vùng đất và con người.

Cồn Ông Trang, một trong các khu, điểm du lịch vệ tinh của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trong phạm vi Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Tập trung mời gọi đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, bungalow, căn hộ cao cấp, biệt thự du lịch, khách sạn du thuyền; xây dựng và phát triển các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, thể thao, hệ thống nhà hàng, cơ sở ăn uống, điểm dừng chân đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Tăng cường công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế; nhằm khai thác tốt các tuyến du lịch nội bộ, liên tỉnh, tuyến Hành lang ven biển phía Nam, tuyến Xuyên Á (R10).

Phát triển các khu, điểm du lịch vệ tinh của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Hòn Khoai, Rạch Gốc, Ông Trang, các điểm du lịch cộng đồng, các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống… trở thành các dịch vụ, các điểm du lịch hỗ trợ phát triển du lịch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Từng bước tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản nhà nước, đồng bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch theo hướng chuyên nghiệp (kỹ năng nghề, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp…).

Áp dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và xây dựng thương hiệu đặc sản ẩm thực Cà Mau: Tôm khô, ba khía Rạch Gốc, cua Năm Căn, rượu trái giác… từng bước chuyển đổi mô hình nghề nghiệp cho người dân sang kinh doanh du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tạo sinh kế cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống dân cư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của ngành Du lịch trong việc phát triển kinh tế – xã hội, là động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau trên cơ sở những đặc trưng, đặc thù về vị trí địa lý, giá trị sinh thái tự nhiên, biển đảo và lịch sử văn hóa bản địa.

Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện truyền thông: Ấn phẩm, website, tạp chí, famtrip, presstrip và qua hoạt động giới thiệu điểm đến du lịch Cà Mau. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Cà Mau, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách trong nước và quốc tế tiếp cận thông tin về dịch vụ phục vụ du lịch cũng như sự hấp dẫn, độc đáo của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Chú trọng phát triển du lịch xanh

Tập trung tăng cường liên kết hợp tác với doanh nghiệp du lịch các nước có ký kết bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh Cà Mau; đồng thời, mở rộng kết nối với các thị trường mục tiêu: Mỹ, Úc và các nước Đông Bắc Á, Tây Âu, Đông Nam Á bằng nhiều hình thức, phương tiện (đường hàng không, đường biển, đường bộ). Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh; liên kết và mở rộng thị trường khai thác du lịch các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa – xã hội trong khai thác và phát triển du lịch. Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, tác động xấu, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, nhất là việc xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch trên biển đảo, hệ sinh thái rừng cần tuân thủ các quy định về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Vườn cò Tư Sự (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) nằm ngay trên trục đường Xuyên Á, điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi đến tham quan du lịch tại vùng đất mũi Cà Mau.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất, con người, chú trọng xây dựng và phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm và thân thiện với môi trường trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau theo quy hoạch được phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm phục vụ cho các hoạt động du lịch. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý nguồn nước tái sử dụng phục vụ du lịch.

Phát triển tốt mô hình “Trồng cây gây rừng” với các loài cây ngập mặn bản địa kết hợp phát triển sản phẩm du lịch, nhằm bổ sung tái tạo hệ sinh thái ngập mặn, góp phần đa dạng hóa rừng và hoàn chỉnh hệ sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Tập trung đầu tư các dự án phòng, chống sạt lở đất; xây dựng hệ thống bảo vệ, cảnh báo thiên tai, sự cố; nhất là việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, mô hình nhà ở của người dân trong phạm vi Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau có kiến trúc phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian tới.

Tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức trong và ngoài nước về công tác ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát triển nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong xây dựng và phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *