Giải pháp năng lượng thay thế bền vững – góp phần tiết kiệm, bảo vệ môi trường

Đại diện lãnh đạo xã Nguyễn Phích, huyện U Minh chia sẻ hiệu quả mô hình năng lượng và các giải pháp năng lượng bền vững tại địa phương.

Tại hội Thảo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc (GreenID), ông Lars Blume chuyên gia phát triển tổ chức GreenID – GIZ, cùng đại diện Ban Quản lý dự án và nhóm LED tại các tỉnh An Giang, Đắk Lắk chia sẻ một số nội dung liên quan đến dự án: “Năng lượng bền vững” một phương án thay thế góp phần quản trị hiệu quả nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Đoàn tham quan mô hình bếp củi cải tiến của chị Quách Hồng Thắm, Ấp 2, xã Nguyễn Phích.

Chia sẻ của đại diện địa phương (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) về những lợi ích của việc lập kế hoạch năng lượng địa phương và các giải pháp năng lượng bền vững; chia sẻ một số bài học thành công của quốc tế và CHLB Đức về các mô hình năng lượng bền vững cấp cộng đồng.

Kinh nghiệm thực hiện việc lập kế hoạch năng lượng địa phương và ứng dụng các mô hình bền vững cộng đồng ở An Giang, Đắk Lắk…

Trước khi diễn ra hội thảo, hôm qua ngày 13/6, đoàn đã có chuyến tham quan thực tế một số mô hình năng lượng địa phương và ứng dụng các mô hình bền vững cộng đồng triển khai tại xã Nguyễn Phích.

Được biết, Dự án “Thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững tại tỉnh Cà Mau để góp phần quản trị tốt nguồn tài nguyên nước khu vực Mê Kông”, do GreenID phối hợp với Hội LHPN tỉnh thực hiện tại xã Nguyễn Phích, từ tháng 7/2015 – 6/2017.

Dự án thực hiện với tổng kinh phí 212.580 USD – tương đương 4,82 tỷ đồng, trong đó tổ chức Oxfam Australia tài trợ 150.000 USD. Dự án đang mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Theo đó, thời gian qua, Hội LHPN xã Nguyễn Phích đã tuyên truyền hội viên phụ nữ trong xã thành lập được 8 câu lạc bộ gồm: Câu lạc bộ Phụ nữ sử dụng bếp củi cải tiến; Câu lạc bộ nuôi heo kết hợp biogas; Câu lạc bộ sử dụng đèn tiết kiệm, triển khai ở 20 ấp, với 151 hộ đăng ký tham gia các mô hình và được Dự án hỗ trợ không hoàn lại và hỗ trợ vốn vay trên 77 triệu đồng, bước đầu nhận thấy hiệu quả tiết kiệm được chi tiêu trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *