Giảm số lượng, song chất lượng của tổ hợp tác chưa cao

Số lượng THT giảm, nguyên nhân là do cơ chế quản lý của các THT lỏng lẻo, hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, cán bộ quản lý chỉ theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn và không có tư cách pháp nhân nên rất khó khăn trong các vấn đề về giao dịch kinh tế…

Thu hoạch tôm của tổ viên Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp xã Tân Dân (huyện Đầm Dơi), một trong những tổ hợp tác được đánh giá là hoạt động hiệu quả.

Giảm số lượng nhằm nâng cao chất lượng, điều này đã thể hiện, tuy nhiên chưa cao. Bình quân mỗi THT hiện có khoảng 15 thành viên, thu nhập trên dưới 300 triệu đồng/năm, mỗi tổ viên chỉ có mức thu lợi khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nếu so với con số sau 7 năm qua, mức tăng thu nhập bình quân 1 THT/năm cũng chỉ khoảng 80 triệu đồng.

Hoạt động của các THT hiện chủ yếu hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệp sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, thông tin, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ các tổ viên về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho các tổ viên.

Trong hơn 1.000 THT kể trên, hiện cũng chỉ có 3 THT hoạt động được cho là nổi bật, mang lại thu nhập ổn định, bền vững và ngày càng phát triển cho tổ viên.

Cụ thể là THT nuôi tôm công nghiệp xã Tân Dân (huyện Đầm Dơi), THT ương cua giống xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn) và THT nuôi cua thương phẩm xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước).

Các THT này đang dần phát huy hiệu quả vai trò kinh tế tập thể và tiếp tục duy trì tốt trong mối liên kết sản xuất, có thể làm đại diện cầu nối ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *