Hiện vật trưng bày đặt ở đâu?

Hiện nay, tại các tủ trưng bày hiện vật tại nhà truyền thống di tích lịch sử cấp Quốc gia bến Vàm Lũng đang bỏ trống; hiện vật thì không biết mang đi đâu và phục vụ cho mục đích gì?

Vàm Lũng là bến cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, đã bảo vệ an toàn tuyệt đối các tàu vận chuyển vũ khí vào, ra…

Tại bến Vàm Lũng, Trung đoàn 962 và người dân đã đón và tiếp nhận con tàu đầu tiên, tàu Phương Đông 1 chở 30 vũ khí, quân trang… vượt qua hàng ngàn hải lý trước sự theo dõi, bao vây của tàu địch nhưng vẫn cập bến Vàm Lũng an toàn vào ngày 19/10/1962.

Từ năm 1962-1972, tại các bến bãi thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau, đã tiếp nhận 76 chuyến tàu, trong đó riêng bến Vàm Lũng đã tiếp nhận 68 chuyến với hơn 4,3 ngàn tấn vũ khí, quân trang quân dụng…phục vụ cho chiến trường Nam Bộ.

Để ghi nhớ, vinh danh những chiến công vang dội, bất tử của đoàn tàu Không số, Tượng đài chiến thắng đường Hồ Chí Minh trên biển; Nhà trưng bày tư liệu truyền thống và một số công trình có liên quan được xây dựng tại bến Vàm Lũng.

Chị Nguyễn Cẩm Tú, Bí thư Huyện đoàn Ngọc Hiển, trăn trở: Từ khi được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, thì đây trở thành địa chỉ đỏ cho hoạt động giáo dục truyền thống cho chính quyền và người dân địa phương, đặc biệt là đoàn viên thanh niên của huyện. Đặc biệt có rất nhiều hiện vật liên quan đến đời sống, chiến đấu gắn liền với các chú trong thời mưa bom bão đạn được trưng bày ở đây. Nhưng không hiểu vì lý do gì, không lâu sau đó, các hiện vật này đã được mang đi, hiện nay ở nhà trưng bày chỉ còn lại một số hình ảnh, tủ trưng hiện vật thì để trống.

Một thực tế rất khó cho địa phương là di tích lịch sử Quốc gia không thuộc cấp thẩm quyền quản lý của địa phương; hiện khu chỉ có một bảo vệ di tích; không có người quản lý nên rất khó khăn cho huyện khi mỗi dịp có đoàn đến viếng khu di tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *