Hướng mở từ cây keo lai

Dù cây keo lai có tại đất U Minh chưa lâu, song khoa học – kỹ thuật được áp dụng khá tốt từ khâu trồng đến khâu khai thác gỗ.

Thị trường gỗ keo lai khá rộng. Hiện nay, nhiều khách hàng là doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh… tranh nhau mua gỗ keo lai tại rừng khai thác; nhiều tỉnh chế biến xuất khẩu. Công ty Gỗ Cà Mau chế biến một số mặt hàng từ nguyên liệu cây keo lai: Ép thanh, ghép thành ván, ép viên nén làm than… Nhà máy viên nén tại U Minh đã lọt vào “mắt” một số doanh nghiệp nước ngoài; họ đang thương thảo mua lại.

Cây keo lai đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Công đoạn lựa chọn các sản phẩm keo lai thô.

Theo Đề án Tái cơ cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020 về rừng trong vùng hệ sinh thái ngọt, chỉ tiêu tổng diện tích keo lai được xác định là 12.000ha. Trong đó kinh doanh gỗ lớn 3.600ha; gỗ nhỏ 8.400ha. Tràm cừ, tràm Úc lên liếp thâm canh 13.000ha. Trong đó kinh doanh gỗ lớn 1.300ha; gỗ nhỏ 11.700ha. Do tính thuyết phục từ hiệu quả kinh tế – xã hội, chỉ tiêu phát triển cây keo lai có khả năng vượt hơn. Vấn đề quan trọng là giữ hài hòa quy mô phát triển hai loại cây để kết hợp được giữa truyền thống và du nhập mới.

Keo lai sau khi sơ chế sẽ tiêu thụ tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương…

Lượng gỗ keo lai ngày càng lớn, đáp ứng đủ cho nhu cầu sơ chế và xuất khẩu keo lai.

Dù cây keo lai có tại đất U Minh chưa lâu, song khoa học – kỹ thuật được áp dụng khá tốt. Các trung tâm giống nông nghiệp sản xuất giống keo lai, tuyển chọn và cung cấp cho thị trường, đồng thời nhập bổ sung nguồn giống tại chỗ; người trồng keo lai được đáp ứng nhu cầu giống cây đầy đủ, kịp thời. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch được tập huấn và truyền kinh nghiệm cho người sản xuất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *