Khám phá thế giới “vô hình”

Nhiếp ảnh hồng ngoại (IR), cung cấp cho nhiếp ảnh gia khả năng và cơ hội khám phá một thế giới khác – thế giới của những người và cảnh “vô hình”. “Vô hình” bởi vì đôi mắt của chúng ta thực sự không thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại. Bằng cách ghi lại ánh sáng mà mắt người thường không nhìn thấy được, mọi thứ xuất hiện trong bức ảnh trở nên hoàn toàn khác biệt, như thể đang chụp ở một thế giới khác.

Thường thì các nhiếp ảnh gia hay chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nhưng nếu chụp thêm ảnh hồng ngoại, thì bạn có thể sáng tác… suốt ngày. Tuy vậy, ảnh hồng ngoại rất cần có bầu trời thật xanh, chen lẫn những áng mây cuồn cuộn trắng, những nơi có cây cỏ xanh. Các ảnh hồng ngoại thường có tone màu rất lạ mắt, tuy không nhiều màu sắc nhưng rất sặc sỡ, đặc biệt là cái màu trắng của diệp lục, rất khó diễn tả bằng lời, chỉ có thể ngắm nhìn và thán phục người cầm máy! Nhiều bối cảnh mà mình vẫn nhìn thấy, nếu chụp ảnh bình thường thì có lẽ không ai muốn bấm máy, với ảnh hồng ngoại trở thành tác phẩm rất muốn treo.

Có người nói: Ảnh hồng ngoại không thật; cảnh vật thật, con người thật, ánh sáng hồng ngoại là có thật thì sao ảnh hồng ngoại lại không thật!? Cũng như ảnh đen trắng đâu có thật, do nhìn lâu rồi thành quen, chấp nhận được có thể đến đam mê.

Các filter IR hấp thụ ánh sáng hồng ngoại với các bước sóng khác nhau, tạo ra một mảng hấp dẫn các hiệu ứng siêu thực. Những hiệu ứng này và những thứ khác là những gì cung cấp sự kỳ diệu của nhiếp ảnh hồng ngoại – chỉ là về mọi thứ trông rất khác so với những gì bạn đã từng nhìn thấy trong quang phổ ánh sáng thường: Độ tương phản, màu sắc khác nhau, hiếm thấy trong nhiếp ảnh bình thường. Ảnh hồng ngoại có thể là ảnh màu hoặc đơn sắc, tùy vào cảm xúc của người chụp.

Ở nước ta, số lượng người chụp và ảnh hồng ngoại không nhiều. Nhưng trong thế giới nhiếp ảnh, đã có đông đảo những tay máy đam mê ảnh hồng ngoại. Để đáp ứng kỹ thuật cho ảnh hồng ngoại, đã có nhiều công ty chuyên về các dịch vụ chuyển đổi hồng ngoại.

Cửa biển Đồng Châu (Thái Bình).

Chè Ô Long (Mộc Châu).

Đồng Mô (Hà Nội).

Mùa xuân Phố Cáo (Hà Giang).

Ao chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *