Khi đất “biết” quay vòng

Từ lâu, người dân đất rừng U Minh Hạ sống nhờ vào cây tràm và lúa. Trong khi đó, cây tràm trồng theo kiểu truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, khó tiêu thụ; trồng lúa trên đất phèn thì chịu cảnh năng suất thấp, giá lúa giảm, thời tiết lại diễn biến bất lợi… Nông dân miệt rừng U Minh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Nhằm nâng cao mức sống của người dân xứ rừng, các ngành chức năng đang tính đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững. Người dân nơi đây cũng không ngừng nỗ lực học hỏi, tìm kiếm những mô hình hay nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tất cả cùng chung kỳ vọng vào các loại cây trồng mới, từng bước phá thế độc canh “cây lúa ôm cây tràm” trên đất rừng U Minh Hạ.

Ông Đoàn Quốc Việt (Ấp 15, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) đã mạnh dạn phá bỏ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả để lên liếp trồng 1.000 cây cam, cây đang phát triển tốt.

Đất rừng U Minh là vùng đất phèn, trũng, trồng lúa và tràm theo phương pháp truyền thống cho thu nhập thấp.

Thời gian qua, nhiều người dân đã phá bỏ cây tràm để cải tạo đất và chuyển đổi cây trồng thích hợp.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Cây keo lai tạo nên đột phá trong cơ cấu sản xuất lâm nghiệp, không chỉ rút ngắn chu kỳ kinh doanh, trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu khá cao mà còn góp phần cân bằng, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên rừng U Minh Hạ đang bị suy giảm. Ảnh: Vườn keo lai mới 9 tháng tuổi của chị Hòa (Ấp 15, xã Nguyễn Phích) đang phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu.

Để cây tràm gắn bó lâu dài với người dân U Minh, các ngành chức năng cần hướng dẫn canh tác, như: Trồng theo hướng thâm canh, rút ngắn thời gian thu hoạch, giúp dân nâng cao thu nhập.

Không phải loại cây nào cũng trồng được trên nhiều loại đất. Điển hình như cây lúa, trồng trên đất rừng U Minh Hạ sẽ thất bại, do vùng đất này còn trũng, phèn, thường xảy ra ngập úng.

Mô hình trồng màu từ bờ bao của anh Lâm Trường Giang (Ấp 17, xã Khánh Thuận). Với 1,5ha đất làm một vụ lúa cho năng suất thấp, anh lên liếp trồng hoa màu, mỗi vụ thu hoạch trên 5 tấn, nhờ đó mà đời sống gia đình anh được cải thiện đáng kể.

Căn nhà khang trang giữa rừng U Minh Hạ của chú Nguyễn Bá Tiệp (Ấp 18, xã Khánh Thuận) được xây dựng nhờ mô hình đa cây – đa con.

Kiên trì thử nghiệm nhiều loại cây trồng thay thế cho cây tràm, ông Nguyễn Nhỏ (Ấp 12, xã Nguyễn Phích) đã thành công với mô hình trồng rau má, chuối và nuôi cá, mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng. Từ một vài hộ ban đầu, nay trong xã đã có trên chục hộ thực hiện mô hình, sản phẩm có đầu ra ổn định.

Năm 2009, tỉnh Cà Mau được sự chấp thuận từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bổ sung thêm cây keo lai được trồng ở rừng sản xuất lâm phần rừng tràm. Từ đó, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đơn vị lâm nghiệp, các doanh nghiệp thuê đất và các hộ gia đình trên lâm phần trồng keo lai nhằm rút ngắn chu kỳ thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho rằng: “Trồng cây lâm nghiệp nào cũng được, miễn sao đảm bảo phủ xanh rừng, hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn nhất mà không tàn phá môi trường thì nên mạnh dạn thực hiện để dân được nhờ, chớ bắt dân trồng tràm hoài mà sống khắc khổ quá thì người làm quản lý có lỗi với dân”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *