Khó khăn trong hoạt động pháp chế tại sở, ngành tỉnh

Nhiệm vụ pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được giao thẩm quyền thực hiện có 9 nhóm nhiệm vụ: Thực hiện công tác xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; thực hiện nhiệm vụ về công tác bồi thường của Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2014 đến nay, khi thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trên cơ sở quy định của nghị định này cùng với hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, các Sở, ban, ngành tỉnh đã sắp xếp lại bộ phận pháp chế thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý, thì không tồn tại Phòng Pháp chế, chuyển sang hình thức sắp xếp công chức pháp chế thực hiện kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong việc xây dựng Chính quyền điện tử: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai các thành phần cốt lõi, cấu trúc nền tảng của Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau, triển khai các ứng dụng của hệ thống đến tất cả các huyện, xã trên địa bàn.

Theo Sở Tư pháp, khi còn tổ chức pháp chế tại các đơn vị thì khối lượng công việc khá nhiều, song kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được thực hiện đồng bộ, hiệu quả tốt, tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực. Từ khi tổ chức pháp chế sắp xếp theo hình thức Phòng Pháp chế không còn thì hoạt động công tác pháp chế ở một số cơ quan, đơn vị phát sinh những khó khăn nhất định. Qua thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng văn bản, Sở Tư pháp nhận thấy còn có cơ quan chưa thực hiện tốt việc rà soát văn bản QPPL, chất lượng một số Dự thảo văn bản QPPL chưa đảm bảo… Nguyên nhân là do đội ngũ những người tham mưu thực hiện công tác pháp chế phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, dẫn đến chất lượng xử lý công việc chưa cao. Đặc biệt, việc bố trí cán bộ có trình độ cử nhân Luật nhằm đáp ứng theo quy định còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số có kiến thức chuyên ngành nhưng kiến thức pháp luật thiếu, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ pháp chế.

Một số cơ quan chỉ bố trí được 1 công chức thực hiện kiêm nhiệm công tác pháp chế, trong khi nhiệm vụ của công tác pháp chế là rất nhiều, cần phải có cán bộ chuyên trách thực hiện mới đảm bảo hiệu quả. Công tác pháp chế ở một số cơ quan, đơn vị chưa được coi trọng nên dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Đặc biệt là vai trò của pháp chế trong việc tham mưu công tác xây dựng văn bản QPPL.

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và ý kiến của Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Sở Tư pháp đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chấp thuận ban hành chỉ thị về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở thực hiện các mục tiêu cần đạt được: Về kiện toàn tổ chức pháp chế, đề xuất thành lập bộ phận pháp chế ở tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh dưới hình thức “Tổ pháp chế”. Mỗi tổ có ít nhất 4 cán bộ tham gia, do giám đốc hoặc phó giám đốc làm tổ trưởng; các cơ quan, đơn vị khác do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng làm tổ trưởng; trong đó có từ 1 – 2 cán bộ chuyên trách, còn lại kiêm nhiệm trong tổng biên chế được giao, không làm phát sinh thêm biên chế ngoài quy định. Các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của pháp chế phải được xác định đầy đủ và phân công cụ thể, không bỏ sót; các nhiệm vụ mới phát sinh phải được theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *