Khúc gỗ quý hiếm khắc tượng Phật Di Lặc có giá bạc tỷ

Theo lời ông Phước, cách đây khoảng 3 năm, trong lúc chiếc xáng cuốc hoạt động sên vét, cải tạo ao thì đào được khúc gỗ này. “Ban đầu, khi đào lên không ai nghĩ đó là gỗ quý hiếm nên bỏ lăn lóc ngoài bờ vuông hơn hai năm trời. Tới khi có người hỏi mua giá 15 triệu, gia đình không bán. Lúc đó, tôi nghĩ chắc là gỗ quý nên tìm người có chuyên môn để biết tên của gỗ này. Sau đó, thuê người thợ điêu khắc quê ở Nam Định đến điêu khắc thành tượng Phật Di Lặc, họ đã lấy công 30 triệu đồng” – ông Phước nói.

Sau khi điêu khắc, ông Phước vẫn không bán, ông xem nó như một báu vật.

Theo ông Phước, khi đục đẽo, phần cây được loại bỏ được ông lấy đi đốt thử nhưng không cháy thành lửa. “Dăm cây được tôi đem đi đốt nó chỉ ngún thành khói như khói nhang chứ không cháy thành lửa (dù có gió thổi). Khi đó, khói từ mớ dăm phảng phất mùi dầu thơm rất đặc biệt” – ông Phước thông tin thêm.

Do không có ý định bán bức tượng nên khi có ai đề cập đến việc mua bán thì ông Phước từ chối ngay. Thậm chí, trước đây có người hỏi mua giá 500 triệu nhưng ông Phước thẳng thắn khước từ vị khách này. Bởi ông Phước cho rằng, đây là gỗ quý, về tâm linh mình đã hưởng được lộc thì mình đâu bán được, ông bà đã cho mình lộc rồi.

Một điểm đặc biệt ở bức tượng này là khi trời nắng nóng, bức tượng chuyển màu nâu đỏ (như được tẩm dầu). Khi trời dịu mát thì bức tượng lại chuyển sang màu vàng nhạt.

Theo ông Phước chia sẻ, đến thời điểm này, dù có nhiều dân trong nghề làm điêu khắc, những người chuyên về cây nhưng vẫn chưa xác định danh tính của khúc gỗ này. Theo ông Phước, gỗ này ở vùng ngập mặn không có, có thể do ở những khu vực khác trôi dạt và bị bồi lắng ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *