Kiện toàn, nâng chất hoạt động của ngành Tư pháp

Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã 3 lần tổ chức đối thoại, qua đó tiếp nhận và xử lý nhiều ý kiến, kiến nghị xoay quanh tổ chức hoạt động, thủ tục hành chính.

Lấy cải cách hành chính làm trung tâm

Sở Tư pháp hiện có 5 phòng nghiệp vụ và 3 đơn vị sự nghiệp, được giao 84 biên chế; Phòng Tư pháp huyện, thành phố có 46 người và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã hiện có 225 người.

Để nâng cao chất lượng cải cách hành chính, Sở Tư pháp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện đúng và hiệu quả quy trình xây dựng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, công chức, người lao động trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao…

Theo Sở Tư pháp, thời gian qua, về biên chế và con người không được giao thêm nhưng nhiệm vụ giao thêm (giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Quản tài viên, doanh nghiệp; quản lý thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau). Do vậy, hằng năm lãnh đạo Sở chủ động tham mưu xây dựng, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ngay từ đầu năm và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình công tác Tư pháp đã được phê duyệt một cách đồng bộ, liên tục các mặt công tác: Tham mưu xây dựng, thẩm định, góp ý, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh; quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; cải cách hành chính, kiểm soạt thủ tục hành chính; tích cực phòng, chống tiêu cực trên các lĩnh vực nhạy cảm của ngành trong lĩnh vực hành chính Tư pháp, công chứng, bán đấu giá, thừa phát lại. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ và có hiệu quả trong công tác lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, giao dịch bảo đảm, giám định tư pháp, luật sư; tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và nhất là hòa giải ở cơ sở…

Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc

Sở Tư pháp vừa ban hành Kế hoạch số 59/KH-STP triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Theo đó, tập trung thực hiện 4 nội dung chính: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng; Tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm.

Để triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch đề ra, Sở Tư pháp yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp  nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc. Thực hiện đúng các quy định của Luật Tiếp công dân, tiếp  nhận và chỉ đạo giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị của công dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *