Kinh tế tập thể trên lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển

Điển hình trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 3 hợp tác xã (HTX): HTX Kinh Dớn (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần văn Thời), HTX Cái Bát và HTX Tân Hưng (huyện Cái Nước).

Đối với liên kết, phải kể đến 15 HTX ngành hàng tôm ký kết với các công ty, doanh nghiệp để được hỗ trợ đầu vào, đầu ra, cũng như kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. đã có 294ha nuôi tôm với tổng giá trị hợp đồng gần 50 tỷ đồng được ký kết với các công ty.

Với lợi thế và điều kiện thực tế, Cà Mau đã hình thành và phát triển mạnh các hợp tác xã trên lĩnh vực thủy sản.

Về ngành hàng lúa, có 4 HTX ký kết 10 lượt hợp đồng trên phần diện tích hơn 500ha với giá trị trên 27 tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng ngàn hécta lúa của các xã viên được các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, sản xuất theo hướng hữu cơ…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện toàn tỉnh có 141 HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp với 2.733 thành viên, có mức thu nhập 110 triệu đồng/thành viên/năm. Chiếm số lượng nhiều nhất là trên lĩnh vực thủy sản với 83 HTX, kế đó là trồng trọt với 30 HTX. Qua đánh giá xếp loại, có 62 HTX hoạt động tốt, khá.

Xác định vai trò và tầm quan trọng của HTX trong thành phần phát triển theo xu thế kinh tế tập thể, những năm qua, bên cạnh thực hiện các chính sách, bồi dưỡng nguồn nhân lực, Cà Mau ưu tiên tập trung xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho hàng hóa kinh tế tập thể; gắn với đó là hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách tiếp cận vốn, quỹ hỗ trợ phát triển… giúp cho các HTX trong tỉnh phát triển, tiến bộ, thành lập mới cũng như thu hút được nhiều người tham gia kinh tế tập thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *