Ký họa kháng chiến

Đại diện các đơn vị phối hợp cắt băng khai mạc triển lãm.

Sáng tác theo cảm hứng về đề tài trong đời sống kháng chiến là nhiệm vụ quan trọng và khát khao cháy bỏng nhất của người nghệ sĩ thời chiến. Vì vậy, các họa sĩ lần lượt đi thực tế, thường là những nơi phong trào đấu tranh sôi động, vùng chiến sự ác liệt, chiến dịch lớn để ghi chép nhiều ký họa phản ánh khí thế đấu tranh của quân dân, tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tình yêu quê hương đất nước…

Đại đội dân quân Cà Mau 1968, tác giả Văn Bình.

Đội truyền tin Cà Mau năm 1975, tác giả Văn Bình.

Trong 54 tác phẩm trưng bày, có khoảng 18 tác phẩm được ghi nhận từ chiến trường Cà Mau. Không khí của cuộc kháng chiến qua ngòi bút, tay cọ của các họa sĩ đã hiện lên sinh động và chân thực, đó là hình ảnh của các chiến sĩ luôn sẵn sàng tay súng nơi trận địa, với Đội săn tàu Cà Mau, Họp đêm ở làng rừng, Giải phóng cửa sông Ông Đốc; công việc thầm lặng của những nhà báo kháng chiến, của công nhân tổ máy in Trần Ngọc Hy và người nông dân với tinh thần yêu nước vô bờ…

Giải phóng cửa sông Ông Đốc, tác giả Nguyễn Thành Hiệp.

Chân dung đồng chí Lý Ngọc Báu (Anh hùng Lực lượng vũ trang Lý Văn Lâm), du kích Châu Thành Cà Mau, cụt 1 tay vẫn chiến đấu, năm 1967, tác giả Thái Hà.

Lực lượng vũ trang tham quan các tác phẩm ký họa.

Ra đời trong bom đạn, khói lửa chiến tranh, người nghệ sĩ thực sự là chiến sĩ, vừa cầm súng chiến đấu vừa cầm cọ vẽ. Nhiều bộ ký họa của các họa sĩ nổi tiếng: Thái Hà, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam, Cổ Tấn Long Châu, Quách Phong, Nguyễn Thanh Châu, Phạm Đỗ Đồng… là những tư liệu sống – những bằng chứng về một thời kỳ hào hùng của dân tộc, để bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *