Lả lơi điệu múa đánh bồng

Theo các bậc cao niên làng Triều Khúc, điệu múa “Con đĩ đánh bồng” đến giờ vẫn không xác định được chính xác là có từ bao giờ, nhưng chắc chắn không dưới 1.000 năm và được xem là một trong những điệu múa cổ nhất của Thủ đô. Theo truyền thuyết thì Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng sau khi thắng giặc Đường ở Thành Tống Bình (làng Triều Khúc bây giờ) đã nghĩ ra và sai nam giả nữ nhảy múa khao quân nhằm khích lệ và động viên quân sĩ, đến bây giờ gọi là “Con đĩ đánh bồng” hay còn được gọi là múa bồng, là tiết mục diễn xướng mang hình thức nghệ thuật dân gian. Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, điệu múa này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương) mỗi năm hai lần là tháng Giêng và tháng Tám.

Do gắn liền với tế lễ ở đình làng, chốn linh thiêng nên đội múa cũng được lựa chọn rất đặc biệt, chỉ có nam tham gia. Trong các cuộc lễ hội của làng Triều Khúc thường có rước kiệu. Người Triều Khúc cho khoảng 8 – 12 người là nam thanh niên khoẻ mạnh đóng giả làm đàn bà con gái đi theo “ve vãn” chung quanh những người khiêng kiệu và nhảy múa vào trong đình. Tất cả nam thanh niên đều được mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ… Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng. Từ khi ra đời, trống bồng đã gắn liền với những giá trị đặc sắc của người Chăm Pa cổ. Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh vào hai bên trống vừa nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, bông đùa nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý của người xem. Chính vì vậy mới có câu dân gian: “Lẳng lơ như đĩ đánh bồng!”.

Đến nay, Triều Khúc là một trong số ít địa phương còn lưu giữ nguyên vẹn loại hình nghệ thuật múa bồng độc đáo này.

Tất cả nam tnanh niên đều được trang điểm trước khi biểu diễn.

Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, điệu múa này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương) mỗi năm hai lần là tháng Giêng và tháng Tám.

Do gắn liền với tế lễ ở đình làng, chốn linh thiêng nên đội múa cũng được lựa chọn rất đặc biệt, chỉ có nam tham gia.

Khi bên trong dâng tiễn rượu thì bên ngoài múa bồng, cứ ba tuần rượu là ba lần múa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *