Lâm Bình, “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”

Giữa cảnh nước non hùng vĩ có một chiếc “cọc Vài” đá – tiếng Tày nghĩa là cọc buộc trâu – sừng sững giữa hồ.

Đã từng nghe anh bạn đồng nghiệp kể về những lần anh xách máy ảnh “hành quân” lên huyện Lâm Bình sáng tác, nhưng mãi đến gần đây, qua mấy lần hẹn hò, tôi mới đến được nơi đây. Từ Hà Nội đến trung tâm Lâm Bình hơn 300km, chú em đồng nghiệp lái xe chở tôi và một số anh em mất hơn 5 tiếng mới đến nơi. Vừa đi chú em vừa nói: “Mấy năm trước bọn em lên đây sáng tác phải đi mất nguyên ngày, giờ đường sá đi lại nhàn tênh, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm không thua kém những huyện đã được thành lập hàng mấy chục năm”.

Nụ cười sơn nữ.

Giữa cảnh nước non hùng vĩ có một chiếc “cọc Vài” đá – tiếng Tày nghĩa là cọc buộc trâu – sừng sững giữa hồ. Nước hồ này luôn trong xanh, dịu mát bởi hợp lưu giữa Sông Gâm và Sông Năng, cùng với 99 ngọn núi đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh, được du khách ví như “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”. Thuê một con thuyền đi dạo quanh vùng hồ rộng hơn 8.000ha, ngắm cảnh đẹp nguyên sơ do thiên nhiên ban tặng, vào các bản làng tham quan làng nghề truyền thống hay thả mình vào khu homestay nhà sàn của người Tày trong không gian núi rừng… đã gây ấn tượng đẹp cho những người lần đầu đặt chân tới nơi đây.

Người dân Lâm Bình thu hoạch lúa. Cảnh đẹp nguyên sơ, trong xanh, dịu mát do thiên nhiên ban tặng Lâm Bình.

Người dân Lâm Bình chưa giàu nhưng mến khách, mọi đồ ăn uống đều mang đậm chất bản xứ, ngon, bổ, rẻ. Tất cả những khu vui chơi, tham quan không có nạn “chặt chém” như những khu du lịch ở một số nơi. Chia tay Lâm Bình, mọi người đều hẹn sẽ sớm trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *