Làng gốm sứ Bình Dương

Làng gốm truyền thống Bình Dương.

Làng Tân Phước Khánh, Lái Thiêu, Bà Lụa, Hưng Định… là “cứ địa” của vùng gốm sứ Bình Dương. Nguyên liệu làm ra mặt hàng gốm chính là đất sét. Bình Dương có trên 80 mỏ nguyên liệu cho ngành gốm sứ với trữ lượng đạt hơn 150 triệu tấn. Trong đó, các huyện: Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một… là những nơi có trữ lượng đất sét lớn nhất tỉnh. Đất sau khi khai thác phải được phơi nắng cho rỏ phèn, rồi ngâm qua hai lần nước, lọc lấy phần nhựa, sau đó nhồi cho thật nhuyễn, được gọi là hồ, trước khi đưa vào sản xuất gốm.

Đôi bàn tay khéo léo tạo những sản phẩm gốm sứ đẹp và chất lượng.

Thông thường, mỗi mẻ sứ nung từ 3 – 5 ngày, sau đó mang phơi khô rồi mới được tráng men. Màu men dùng trong gốm sứ rất đa dạng và phong phú, thường dùng màu từ các quặng thiên nhiên, căn bản lấy từ oxit đồng, coban, mangan, sắt. Gốm Bình Dương chủ yếu là vật dụng gia đình: Nồi, niêu, chén, bát, bình, vại, chậu cảnh… Sản phẩm gốm Bình Dương đẹp là nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo tuyệt vời của người thợ, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Tráng men cho sản phẩm gốm.

Trong vài năm gần đây, làng gốm ở Bình Dương đã được chú trọng. Các làng nghề gốm truyền thống dần được thay thế bởi những trang thiết bị hiện đại. Lò nung truyền thống được thay thế bằng lò nung điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn cố gắng và nỗ lực duy trì nghề gốm truyền thống, để lưu truyền cho con cháu về sau, đồng thời thu hút được rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước tham quan và chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm sứ.

Nghề gốm đem lại việc làm cho nhiều lao động.

Gốm vào lò nung.

Hiện gốm sứ Bình Dương không chỉ bán ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *