Làng nghề truyền thống – miến Cự Đà

Miến dong là món ăn truyền thống của người Việt Nam, dùng phổ biến để nấu món ăn sáng hàng ngày, trong các bữa tiệc hay đám giỗ… Miến được làm từ loại bột dong riềng. Trước đây, làm miến chủ yếu bằng tay là chính, nhưng hiện nay do công nghệ phát triển, máy móc đã thay thế cho cách làm thủ công, nên có năng suất cao hơn. Bột pha loãng, đổ tráng lên bàn căng của chảo hay nồi hấp lớn, cách làm tương tự như tráng bánh đa hay bánh cuốn, nhưng lượng bột đổ mỗi bánh nhiều, vì bánh rất to. Sau khi vừa chín, bánh được lấy ra bỏ lên phên, căng ra rồi đem phơi. Phơi gần khô thì gỡ ra đem cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó đem đi cán máy thành sợi. Ra sợi miến rồi đem phơi tiếp trên giá cho khô hẳn, bó lại và đem đi bán.

Nghề làm miến ở làng Cự Đà hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một, ít có gia đình giữ lại được nghề của ông cha; bởi tình trạng đô thị hóa, nhiều người bán đất, chuyển hướng làm nghề khác, khiến làng nghề ngày càng thu hẹp.

Sau khi cắt sợi, miến được phơi tiếp cho khô hẳn. Pha bột.Cắt miến bằng máy.Công đoạn phơi bánh. Miến được nhập kho, sẵn sàng xuất bán đi khắp nơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *