Lễ hội “cúng đình” Nguyễn Trung Trực

Khu chính điện có bức chân dung thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Bước qua cổng đình là bức tượng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng oai nghiêm. Khuôn viên còn có ngôi mộ của ông được xây vào năm 1986.

Trong trận đánh ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân đánh úp đồn Rạch Giá. Sau đó, quân Pháp tăng cường quân càn quét, ông kéo quân về Hòn Chông – Kiên Lương rồi ra Phú Quốc để tiếp tục chiến đấu. Ông bị bắt, sau đó bị xử chém đầu tại chợ Rạch Giá ngày 27/10/1868, hưởng dương 31 tuổi. Hay tin, người dân dệt một chiếc chiếu dài trải xuống đất chỗ ông đứng khi bị xử tử để tỏ lòng tôn kính. Trước khi chết, yêu cầu bọn lính mở trói và tháo khăn bịt mắt, để nhìn thấy người dân và quê hương, ông dõng dạc hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Sau đó, người dân địa phương đã đưa bài vị của ông về thờ. Người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long xem ông là vị thần che chở, phù hộ cho họ được những chuyến đi biển trĩu nặng cá, tôm…

Bức tượng Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng oai nghiêm.

Vào ngày 27, 28, 29/8 âm lịch hằng năm, tại đình có tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày mất của ông . Trước hội khoảng một tuần, hàng ngàn người từ các tỉnh trong khu vực kéo về dự lễ giỗ Nguyễn Trung Trực. Người ta tôn kính gọi là đi “cúng đình”. Dù bận bịu đến đâu, bà con cũng thu xếp để về cho kịp ngày cúng đình chính thức.

Mộ và đình thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988.

Khách thập phương đến thắp hương.

Vào dịp kỷ niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đông đảo khách thập phương về đây dự lễ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *