Mùa “vàng” rừng U Minh Hạ

Toàn tỉnh hiện có hơn 3.000ha trồng keo lai.

Đã qua, đối với các diện tích rừng sản xuất, các hộ dân chuyển đổi hình thức trồng rừng theo hướng thâm canh. Đây là phương pháp trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng quảng canh truyền thống, bởi trồng thâm canh sẽ rút ngắn chu kỳ khai thác tràm xuống còn 5 – 6 năm; chất lượng tràm cừ tốt hơn và nhất là mức lợi nhuận cao hơn trồng rừng quảng canh từ 30 – 50 triệu đồng/ha.

Không khí khẩn trương khai thác rừng.

Chưa dừng lại ở đó, dân xứ rừng hiện nay rất linh hoạt khi đan xen trồng cây tràm cừ và keo lai. Mặc dù keo lai có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng mọi người vẫn giữ cây tràm bởi sự ổn định về đầu ra.

Công tác bảo vệ rừng luôn được quan tâm, song hành cùng với việc phát triển bền vững kinh tế rừng, cải thiện đời sống người dân trên lâm phần.

Keo lai ngày càng khẳng định được giá trị kinh tế.

Mùa này, về vùng đất U Minh Hạ, đâu đâu cũng thấy không khí sôi nổi, vui tươi của các đơn vị giữ rừng và người dân khẩn trương khai thác và trồng mới rừng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *