Nét đẹp nghi thức xuất gia báo hiếu của đồng bào Khmer

Mùa lễ An cư kiết hạ diễn ra trong thời gian 3 tháng. Những ngày này, bà con đồng bào phật tử cùng nhau đem các lễ vật thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày vào chùa, dâng đến các chư Tỳ kheo tăng, để các vị sư dùng trong mùa nhập hạ.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để bà con đồng bào dân tộc Khmer đưa con cháu mình vào chùa xuất gia tu học.

Đối với người Khmer, họ tin rằng, theo lời Phật dạy, không có việc báo hiếu nào bằng việc đi tu để đền đáp công ơn của các đấng sinh thành, dưỡng dục; ngoài ra, còn là để tu tập, rèn luyện, trở thành người có ích cho đời và đạo trong tương lai.

Vì vậy, con em đồng bào dân tộc, khi trưởng thành, đủ điều kiện đi tu thì sẽ được gia đình đưa vào chùa để theo học kinh Phật trong một khoảng thời gian nhất định.

Đối với các thanh niên người dân tộc Khmer, khi một lần được xuống tóc quy y, thì họ nghĩ rằng mình đã thể hiện lòng thành kính báo hiếu đối với ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dạy nên người. Và với những ai có duyên với Phật pháp, họ sẽ trở thành những vị sư, phát huy vai trò trong tuyên truyền, hướng dẫn bà con đồng bào phật tử thực hành tinh thần sống “tốt đời – đẹp đạo”.

Phóng viên Báo ảnh Đất Mũi Online ​​giới thiệu chùm ảnh nghi thức Lễ thọ giới Sadi (xuất gia báo hiếu) tại chùa Rạch Giồng (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) vào sáng ngày 5/7.

Trước khi bước vào ngôi chánh điện để thực hiện nghi thức xuất gia, các thanh thiếu niên Khmer (người được tu, còn gọi là “chú tiểu”) được người thân trong gia đình “cõng” trên vai, đi 3 vòng quanh chánh điện. Nghi thức này tượng trưng cho sự tích Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca) cỡi ngựa rời xa hoàng cung để xuống tóc xuất gia tìm chánh pháp.Bà con đồng bào Phật tử đọc lời chúc phúc cho các chú tiểu.Trước khi thọ giới và mặc lên áo cà sa, các thiếu niên Khmer khoác trên mình mảnh vải trắng với hàm ý đã lìa cõi tục.Nghi thức truyền giới cho người mới xuất gia trong Phật giáo Nam tông Khmer.Sau khi thọ giới, các thanh thiếu niên Khmer sẽ thụ hưởng chiếc áo cà sa và đủ điều kiện trở thành một vị Sadi mới trong Phật giáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *