Ngành hàng chủ lực vực dậy sau “kỳ nghỉ dài”

Ngành tôm Cà Mau đang “nén lại” do tác động của dịch COVID-19 và sẽ “bung ra” trong thời gian tới.

Quá nhiều thử thách

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội quan trọng giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ: Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm (sản lượng tôm giảm 16,3% so với tháng trước; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 giảm 25,5% so với tháng trước); riêng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng 71ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng 30ha.

Thiên tai, hạn hán gay gắt tiếp tục gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân: Làm thiệt hại 20.495ha lúa, 22ha rau màu, 2.161ha nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ diện tích rừng U Minh Hạ và rừng cụm đảo (43.583,7ha) đang khô hạn với mức cảnh báo nguy cơ cháy cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm.

Dự báo trong thời gian tới, tình hình kinh tế – xã hội sẽ khởi sắc do dịch COVID-19 đã được kiểm soát và tình trạng hạn hán sẽ kết thúc. Do đó, để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh cần “Tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời khởi động lại và đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội”.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, TP. Cà Mau tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến của thời tiết để người dân chủ động bố trí, tổ chức sản xuất. Tiếp tục theo dõi, cập nhật sát tình hình thiệt hại do hạn hán, thiên tai, thời tiết gây ra trên địa bàn tỉnh; rà soát, điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tiểu vùng; hướng dẫn địa phương, nhân dân đăng ký sản xuất ban đầu (đối với trường hợp phải đăng ký) và tổ chức sản xuất trên từng lĩnh vực: Thủy sản (chủ yếu nuôi tôm), nông nghiệp (chủ yếu cây lúa, đặc biệt lúa hè thu, rau màu) và lâm nghiệp.

Ngành hàng gỗ cũng là một ưu tiên hàng đầu nữa trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Hàng loạt giải pháp của ngành Nông nghiệp

Phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để thúc đẩy nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh cải tiến: Tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nuôi, tăng tần suất quan trắc, dự báo diễn biến môi trường; quản lý chất lượng giống thủy sản, thức ăn và các chế phẩm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn người nuôi cải tạo ao đầm, thời điểm thả giống… để nâng cao hiệu quả nuôi, khôi phục sản xuất. Trong đó, lưu ý dự báo sát nhu cầu, giá cả thị trường đối với từng loại tôm để hướng dẫn người dân sản xuất hiệu quả, giá tôm sú có xu hướng tiếp tục giảm (do sản phẩm cao cấp, người tiêu dùng chọn tôm thẻ thay thế), giá tôm thẻ tăng, nhưng chi phí nuôi thâm canh, siêu thâm canh ít thay đổi, khuyến cáo người dân lựa chọn mô hình, đối tượng thích hợp để sản xuất; giá tôm sú giảm nhưng ít ảnh hưởng đối với mô hình nuôi quảng canh cải tiến (do chi phí nuôi thấp) khuyến cáo thực hiện và kết hợp thêm các đối tượng khác (cua, sò, cá…); tận dụng diện tích ao lắng để nuôi các đối tượng phù hợp… Hướng dẫn nhân dân cày ải, xuống giống, kỹ thuật canh tác, thời điểm lấy nước, tưới tiêu… thích nghi với điều kiện thời tiết nhằm hạn chế thiệt hại. Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, không để tái nhiễm dịch bệnh, nhất là dịch tả heo châu Phi; đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học.

Ngành Lâm nghiệp tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng; khai thác rừng theo kế hoạch; chuẩn bị cây giống và các điều kiện cần thiết để trồng rừng đạt chỉ tiêu năm 2020. Thu hút, kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, tiêu thụ lâm sản…

Đẩy nhanh tái cấu trúc, tái cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, sản phẩm; tập trung sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là mặt hàng thủy sản (nhất là kế hoạch đầu tư, phát triển của ngành tôm) theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chú trọng hình thành các liên kết theo chuỗi hiệu quả và bền vững, nâng cao giá trị gia tăng là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, Cà Mau vẫn còn một số khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thu ngân sách mới đáp ứng được chi thường xuyên khoảng 44%, giải ngân vốn đầu tư đạt hơn 60%, cơ sở hạ tầng liên kết vùng cũng còn nhiều khó khăn.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm; năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Do đó, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Cà Mau cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 – 2020.

Tái cấu trúc, tái cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, sản phẩm; tập trung sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là mặt hàng thủy sản (nhất là kế hoạch đầu tư, phát triển của ngành tôm) theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chú trọng hình thành các liên kết theo chuỗi hiệu quả và bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với thị trường, phát triển công nghiệp chế biến làm nền tảng để thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm, thu ngân sách cho nhà nước. Chính quyền và doanh nghiệp phải có tư duy hội nhập, chủ động, hướng đến thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng, vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước, tránh các vấn đề pháp lý.

Đồng thời, thực hiện quyết liệt các giải pháp để phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, gia tăng năng lực sản xuất của từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực còn tiềm năng phát triển. Triển khai công tác quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 theo Luật Quy hoạch năm 2017. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện trong công tác, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chính quyền các cấp, xây dựng nền hành chính thông thoáng, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế tư nhân, một trong những trụ cột của nền kinh tế. Chú trọng hơn môi trường kinh doanh, cần tập trung cải thiện mạnh hơn, nhất là trong những lĩnh vực còn hạn chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *