Nhà báo và mạng xã hội

90 đại biểu là lãnh đạo hội nhà báo, ban tuyên giáo, các cơ quan báo chí khu vực phía Nam tham dự tọa đàm.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là việc sử dụng các trang mạng xã hội để tương tác, việc các nhà báo sử dụng các trang mạng để tác nghiệp, chia sẻ thông tin, bày tỏ quan điểm… trong thời gian qua đã tạo nên sự quan tâm của dư luận, nhất là trong công tác quản lý phóng viên, hội viên.

Các tham luận tại tọa đàm tập trung đi sâu phân tích về chuẩn mực và đạo đức của nhà báo được quy định tại Điều 5, Luật Báo chí.

Nhà báo phải có đạo đức báo chí, bởi vai trò và vị trí, sự tin tưởng vào nhà báo của cộng đồng xã hội là rất cao. Khi nhà báo tham gia trên mạng xã hội sẽ gây được sự chú ý, quan tâm của xã hội. Theo đó, nhà báo phải thể hiện cho được trách nhiệm của người làm báo chân chính, trung thực, có tính chiến đấu cao.

Nhiều đại biểu thừa nhận và đồng tình với việc tận dụng các trang mạng xã hội để nắm bắt, khai thác thông tin là cần thiết, mang tính tích cực. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại, băn khoăn khi nhà báo thiếu sáng suốt, chuyên nghiệp, không trung thực sẽ dễ bị tha hóa, thiếu năng động, dễ bị lợi dụng và kích động, dẫn đến những hệ lụy mang hiệu ứng số đông, ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Cùng với Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, tọa đàm lần này sẽ tiếp tục cập nhật thông tin của các cơ quan báo chí, hội nhà báo các tỉnh trong việc quản lý nhà báo, hội viên một cách có hiệu quả trong việc tham gia mạng xã hội, tận dụng mạng xã hội để phát triển báo chí, ngăn ngừa những tiêu cực, kịp thời xử lý những vấn đề mới phát sinh.

Ngày 19/9 tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức tọa đàm về vấn đề trên tại Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đến tháng 11/2018 sẽ tổng hợp, đề ra bộ tiêu chí quy định về chuẩn mực của nhà báo khi tham gia mạng xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *