Nhạc cách mạng mãi bất tận

Tốp ca Bài ca may áo (Xuân Hồng), do đơn vị Báo ảnh Đất Mũi thể hiện, mở đầu Liên hoan.

Từ ý nghĩa sâu sắc ấy, Công đoàn Viên chức tỉnh Cà Mau đã tổ chức Liên hoan ca khúc cách mạng, nhằm hướng đến Kỷ niệm 87 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2016).

Thí sinh Lâm Dũng Sỹ, đơn vị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, nhận giải thưởng Thí sinh cao tuổi nhất tại Liên hoan.

Ca múa Gần lắm Trường Sa (Hình Phước Long), đơn vị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thể hiện.

“Để hát thành công dòng nhạc cách mạng, đòi hỏi thí sinh phải tập luyện nhiều lần, cảm nhận ý nghĩa ca từ, giọng hát phải vừa ngọt ngào, sâu lắng vừa có nội lực, để “lửa” của bài hát được truyền đến người nghe một cách hiệu quả. Tại Liên hoan lần này, dù thí sinh là đối tượng không chuyên, điều kiện tập luyện hạn chế, song các thí sinh đã thể hiện bài hát, như được thắp lên từ con tim chan chứa ngọn lửa cách mạng”, đạo diễn Nguyễn Thanh Triều, Trưởng ban Giám khảo, nhận xét.

Gửi em ở cuối Sông Hồng (Thuận Yến), tiết mục song ca của đơn vị Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Đơn vị Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau với ca khúc Khát vọng (Phạm Minh Tuấn).

Những giai điệu các thí sinh mang đến liên hoan gắn liền với một thời kỳ lịch sử hào hùng của đất nước. Đó là sự mạnh mẽ của đoàn quân ra trận, là cảm xúc lưu luyến nhớ nhung của người ở hậu phương với người đang chiến đấu ngoài mặt trận, là tinh thần chiến đấu và khát khao độc lập, hạnh phúc… qua các ca khúc: Đất nước (Phạm Minh Tuấn), Bài ca may áo (Xuân Hồng), Khát vọng (Phạm Minh Tuấn)… Hay hình ảnh về cuộc sống trẻ trung của những người trực tiếp cầm súng chiến đấu nơi tiền tuyến được khắc họa sinh động trong các ca khúc: Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn (Phạm Minh Tuấn); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Hoàng Hiệp), Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dũng)…

Đạo diễn Nguyễn Thanh Triều, Trưởng ban Giám khảo, trao giải B cho các tiết mục đơn ca.

Tốp ca Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (Triều Dâng), do đơn vị Tỉnh Đoàn thể hiện.

Trong thời kỳ đất nước hòa bình, nhạc cách mạng giống như một dòng tài liệu chính thống cùng với các trang sách, hồi ký giúp các thế hệ sau tìm hiểu về các chặng đường lịch sử của đất nước. Được hát những ca khúc nhạc đỏ với các thí sinh, như một lời tri ân dành cho những thế hệ đi trước đã ngã xuống vì độc lập, hòa bình cho thế hệ hiện tại; tin rằng dòng nhạc cách mạng sẽ sống mãi bởi không chỉ có giá trị âm nhạc mà còn mang giá trị cổ vũ tinh thần mạnh mẽ.

Không riêng ở liên hoan này, ở Cà Mau, tại các cuộc thi ca hát, hội diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, từ chuyên nghiệp tới không chuyên, những ca khúc cách mạng vẫn được mọi thành phần, lứa tuổi lựa chọn thể hiện. Giá trị nghệ thuật của những bài hát được xác định, khiến chúng có sức lan tỏa mạnh mẽ theo cả độ dài năm tháng và chiều sâu lòng người. Các ca khúc cách mạng vang lên như một lời khẳng định về niềm tự hào dân tộc, góp phần định hướng lối sống lành mạnh cho giới trẻ, sao cho xứng đáng với quê hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *