OCOP – thay áo mới vì chất lượng và thương hiệu

Nông dân Cà Mau không còn hoài nghi với cụm từ “nông nghiệp hữu cơ” mà đã mạnh dạn đầu tư thành những trang trại, hướng sản phẩm mình vào OCOP.

Với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, tỉnh có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để hình thành các sản phẩm OCOP. Hiện tỉnh Cà Mau có 6 nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho các sản phẩm đặc thù của Cà Mau liên quan đến Chương trình OCOP: Mật ong U Minh, tôm khô Rạch Gốc, khô bổi Trần Văn Thời, mắm lóc Thới Bình, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm.

Sản xuất theo quy trình VietGAP đang được nông dân Cà Mau “tin” và làm theo.

Tỉnh cũng đã công nhận 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, với những mặt hàng đa số đều nằm trong danh mục phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh. Hiện nay, các cơ sở sản xuất các mặt hàng này hoạt động ngày càng hiệu quả, sản phẩm được thị trường trong nước đã và đang tiêu thụ mạnh, giá bán khá ổn định với mức cao, như các loại tôm khô, bánh phồng tôm, chả cá phi, dưa bồn bồn, khô các loại, mật ong…

Nhiều bạn trẻ đã mạnh tay đầu tư sản xuất các sản phẩm theo OCOP.

Mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Bên cạnh đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế, tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Tin và làm theo, nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ và chờ sản phẩm của mình đưa vào danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh.Các mặt hàng chủ lực đã chứng nhận OCOP của tỉnh Cà Mau rất được du khách ưa chuộng và chọn mua khi đến Cà Mau.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử khẳng định: “Chương trình OCOP là chương trình không thể thiếu cho sự thành công của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, Chương trình OCOP phải lựa chọn sản phẩm đặc trưng của từng vùng, từng địa phương đáp ứng yêu cầu trong nước và mục tiêu xuất khẩu”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *