Phát triển làng nghề, đổi mới nông thôn

Tổ hợp tác đan mê bồ ở xã Biển Bạch Đông giúp lao động có thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề về đan đát, còn lại là các làng nghề về mộc, nấu rượu, làm mắm cá đồng và bó chổi bông sậy.

Huyện có Tổ hợp tác đan mê bồ ở ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, với khoảng 15 thành viên, thu hút khoảng 60 lao động. Ngoài tiêu thụ thị trường nội địa, sản phẩm mê bồ của tổ hợp tác còn xuất bán sang Campuchia, lợi nhuận 20 – 25 triệu đồng/chuyến. Song song đó, huyện còn phát triển được nhãn hiệu tập thể “Mắm cá lóc Thới Bình”, mỗi tháng xuất bán khoảng 1,5 tấn, giải quyết cho 20 – 30 lao động có việc làm thường xuyên.

Chị Nguyễn Thị Dợt, chủ cơ sở sản xuất mắm cá lóc Yến Khoa (Khóm 1, thị trấn Thới Bình) có hơn 10 năm trong nghề, hiện gia đình chị có khoảng 140 khạp chứa mắm.

Để đảm bảo cho các làng nghề phát triển ổn định, bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sắp tới huyện phối hợp thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận các nguồn vốn; quảng bá rộng rãi các thương hiệu, sản phẩm của làng nghề; gắn sản phẩm làng nghề với địa điểm du lịch…

Bà Lữ Kim Dung, 64 tuổi ở Ấp 5, xã Tân Lộc chia sẻ, bà biết làm cốm gạo, cốm nếp khi thuở còn con gái; mấy năm gần đây bà kiếm thêm thu nhập từ nghề truyền thống này.

Cùng với nghề truyền thống, bà con ở Thới Bình vẫn duy trì nghề làm rẫy, mang hương vị quê làm quà tặng du khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *