“Sống hài hòa với thiên nhiên”

Nâng cao ý thức sản xuất kết hợp trồng và bảo vệ rừng nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Chú trọng các giải pháp phi công trình

Với mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.

Đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đặt ra. Để giải quyết tốt mục tiêu trên, Nghị quyết cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu: Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT). Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Nâng cao ý thức trách nhiệm về BVMT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các ngành, địa phương. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Chú trọng nghiên cứu khoa học về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Sớm hình thành một số chuyên ngành khoa học mũi nhọn như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới, thiên văn…

Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình. Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.

Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, BVMT. Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, BVMT và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự… theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với BĐKH, khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự… về quản lý tài nguyên và BVMT, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.

Tăng cường nguồn lực để bảo vệ môi trường

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực. Hằng năm ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp cho công tác điều tra cơ bản, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với BĐKH. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường Sông Cầu, Sông Nhuệ – Sông Đáy, Sông Đồng Nai. Bảo đảm sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn hỗ trợ quốc tế khác.

Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: Người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và BVMT. Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, người dân bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thái quá.

Có lộ trình đến năm 2020 xóa bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất thải. Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.

Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế; coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách với các nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, BVMT và trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Đẩy mạnh hợp tác với các nước có liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH và BVMT. Thúc đẩy hợp tác Á – Âu, châu Á – Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, trong ASEAN, tiểu vùng sông Mê Kông về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *