Tái cơ cấu ngành hàng lúa từ chuỗi giá trị

Năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa an toàn.

Năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ các Hợp tác xã (HTX), các doanh nghiệp (DN) thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng 2.500ha vùng nguyên liệu sản xuất lúa an toàn.

Với mục tiêu sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất theo hướng phù hợp, đã nhận được sự quan tâm của địa  phương và đặc biệt là DN đồng thuận đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi.

Tham gia chuỗi này, DN đã thực hiện cam kết, đầu tư lúa giống cho HTX, nông dân; ký hợp đồng bao tiêu trên 90% lúa của nông dân, thông qua các HTX, với giá cao hơn thị trường từ 10 – 15%.

Vụ hè thu năm 2018, các DN đã thu mua 5.000 tấn lúa với giá 6.600 – 6.700 đồng/kg; vụ lúa tôm thu mua 2.000 tấn lúa, giá trên 7.200 đồng/kg; vụ đông xuân đã thu mua trên 10.000 tấn lúa.

Tại hội nghị, nhiều cái khó được nhìn nhận: DN tuy có đồng thuận nhưng quy mô thực hiện còn quá ít, với diện tích liên kết khoảng 3.000ha, chiếm 2,5%. Quá trình thực hiện chuỗi liên kết chưa được khép kín, DN chỉ đầu tư giống lúa; còn vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật người dân còn tự mua nên việc kiểm soát quy trình sản xuất an toàn còn gặp khó khăn.

Các HTX, tổ hợp tác tham gia chuỗi còn ít, một số HTX khâu tổ chức sản xuất còn hạn chế, nhất là công tác vận động nhân dân tuân thủ quy trình sản xuất, lưu trữ hồ sơ ghi chép nhật ký.

Người dân còn có thói quen lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến việc sản xuất an toàn, hữu cơ còn gặp khó, nhất là mô hình lúa hữu cơ.

Tới đây, giải pháp quan trọng hơn cả là tổ chức lại sản xuất: Rà soát lại vùng sản xuất có đủ các điều kiện về hạ tầng giao thông, thủy lợi… xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, quy mô lớn. Đặc biệt là vùng sản xuất lúa hữu cơ đảm bảo ổn định bền vững, tránh các nguồn ô nhiễm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; phát triển nhãn hiệu chứng nhận, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ lúa gạo; hỗ trợ DN khai thác, phát triển nhãn hiệu chứng nhận và được bảo hộ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đồng thời có chính sách hỗ trợ HTX, DN trong chuỗi giá trị sản xuất này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *