Tham quan trang trại nuôi rắn lớn nhất Cà Mau

Trang trại rắn của anh Quốc được đầu tư xây dựng kiên cố, đúng quy cách và được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy chứng nhận gây nuôi động vật hoang dã.

Với suy nghĩ: Nuôi những “sản phẩm” ít đụng hàng, bán được giá cao và không lỗi thời, cùng với thời điểm những năm 2009 giá rắn hổ cao “ngất ngưỡng”, anh Nguyễn Trung Quốc quyết định chọn rắn hổ để nuôi và nhân giống. Ban đầu, anh nuôi trên 100 con rắn hổ hèo và hổ đất, giá thị trường thời điểm ấy khoảng 900 ngàn đồng/kg. Đến năm 2013, rắn hổ hèo sụt giá, anh Quốc chuyển hẳn sang nuôi rắn hổ đất. Anh Quốc chia sẻ: “Nuôi rắn không dễ, càng khó và đáng sợ hơn khi đây là loài rắn độc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên tôi đã dành nhiều thời gian, công sức đi học hỏi kinh nghiệm nuôi, từ cách chăm sóc đến nhân giống, xử lý các bệnh ở rắn… ở nhiều địa phương ngoài tỉnh: Tây Ninh, Đồng Tháp và trại rắn Đồng Tâm (tỉnh Tiền Giang)”.

Rắn hổ được nuôi trong từng ô, khóa chốt chắc chắn.

Nuôi với số lượng lớn, anh Quốc phải đầu tư 2 tủ đông để dự trữ thức ăn cho rắn.

Với kinh nghiệm dày dặn, việc bắt rắn hổ đất khá dễ dàng đối với anh Quốc.

Trại rắn của anh Quốc hiện có trên 1.000 con rắn thịt và rắn giống, thức ăn của chúng là chuột, nhái, cóc, gà, vịt con… Ngoài nguồn thu từ bán rắn thịt với giá dao động 400 – 500 ngàn đồng/kg, anh Quốc còn kết hợp bán nọc rắn (3 lần/năm) cho trại rắn Đồng Tâm, mang về thu nhập đáng kể cho gia đình.

Đây là một trong những mô hình trang trại gia đình mang lại hiệu quả, góp phần cùng địa phương nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *