Trưởng ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai: Chống hành chính hóa để ngày càng gần dân, hiểu dân

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25, công tác dân vận ở tỉnh Cà Mau có những chuyển biến tích cực; dễ nhận thấy nhất là sự tiến bộ của các chỉ số về thu nhập đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, xã nông thôn mới và văn minh đô thị… Qua đó cho thấy Cà Mau đang phát triển tích cực trong chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Bà Trương Thị Mai biểu dương: “Cà Mau không phải là tỉnh có mức sống cao nếu so sánh với cả nước, nhưng khoảng cách giàu nghèo chênh lệch nhỏ, đây là một điều đáng ghi nhận. Đặc biệt, Cà Mau đã làm tốt công tác cán bộ, trong đó có lĩnh vực dân vận. Kiên quyết không bổ nhiệm, phân công cán bộ, đảng viên có khuyết điểm chính trị, hạn chế về năng lực đảm nhiệm công tác đoàn thể, dân vận”.

Trưởng ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc.

Trước đó, đoàn công tác có buổi làm việc với Huyện ủy Cái Nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua khảo sát các thành viên trong đoàn nhận định, Cà Mau là tỉnh thực hiện tốt 5 quan điểm của Nghị quyết 25, các cấp ủy đảng đã nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác dân vận, tạo động lực phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Phương thức lãnh đạo công tác dân vận gắn liền với xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; quán triệt tốt quan điểm công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị.

Cà Mau đề xuất Ban Dân vận Trung ương có ý kiến với Ban Bí thư thống nhất cho Cà Mau thí điểm không tồn tại các đoàn thể cấp huyện, chỉ giữ lại Ủy ban MTTQ và Liên đoàn Lao động cấp huyện để tập trung cho cơ sở. Xem xét mô hình hoạt động của cán bộ khối dân vận cấp xã để cấp kinh phí hoạt động…

Bí thư Tỉnh ủy Dương Thanh Bình tặng tranh lưu niệm cho đoàn công tác.

Bà Trương Thị Mai đề nghị tỉnh Cà Mau tiếp tục nêu cao trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị đối với công tác dân vận; quan tâm giải quyết tâm tư nguyện vọng, bức xúc chính đáng của nhân dân; dân vận chính quyền tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; MTTQ tiếp tục đổi mới, chống hành chính hóa để ngày càng gần dân, hiểu dân; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc nâng cao đời sống người dân, trong đó đặc biệt quan tâm những địa bàn vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người dân tộc, người khuyết tật, người cao tuổi. Mặt khác, cần đánh giá phản ứng người dân trong quá trình thực hiện chính sách, những quyết định của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, để có giải pháp phản biện, giải quyết đạt hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *