Tươi đẹp nông thôn mới vùng ngọt hóa

Về các xã vùng ngọt hóa: Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời); Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh)… những ngày này, thay vì phải đi qua con đường đầy bùn lầy, nước đọng trong các tiểu khu thuộc rừng U Minh Hạ ngày nào, hay từ những tuyến trục chính vào các cơi: Cơi Nhất, Cơi Nhì, Cơi 4, Cơi 5A…, thì nay được đi trên các cung đường bê-tông hóa đến từng đường ngang, ngõ xóm. Sự chung sức của chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác đã giúp nhiều hộ nghèo xây nhà mới, có điều kiện về vốn sản xuất, kinh doanh. Điều quan trọng nhất là người dân dần chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, xây dựng các mô hình hiệu quả…

Tất cả đã làm cho nông thôn vùng ngọt hóa thay da đổi thịt, khởi sắc từng ngày.

Mô hình du lịch sinh thái hiện rất phát triển. Ảnh: Khu Du lịch sinh thái Mười Ngọt, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Mô hình đa cây – đa con của bà Cao Thị Màu (xã Khánh An, huyện U Minh) cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Mô hình lúa tôm kết hợp đem lại hiệu quả bền vững. Ảnh: Xã Biển Bạch, huyện Thới Bình

Những cây cầu bê-tông dọc theo tuyến đôi kênh Minh Hà (huyện Trần Văn Thời) được nối liền, tạo điều kiện cho người dân đi lại dễ dàng.

Con đường này mới được bê-tông hóa, rộng 3m, dài hơn 200m xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Từ ngày đường được đưa vào sử dụng đến nay, ai đi ngang cũng thích thú.

Từ phong trào học tập Bác gắn với xây dựng nông thôn mới, đã hình thành nên những cánh đồng mẫu đạt năng suất cao.

Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Gỗ keo lai được thu mua với giá từ 160 – 200 triệu đồng/ha, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng rừng ở U Minh Hạ.

U Minh đẩy nhanh việc thành lập, liên kết các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cây ăn trái nhằm nâng cao chuỗi giá trị trên cùng đơn vị diện tích.

Nông thôn mới ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Cây thanh long phát huy hiệu quả kinh tế trên vùng đất ngọt hóa.

Cây cầu giao thông nông thôn nối liền hai ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) với Ấp 13, xã Khánh An (huyện U Minh) là niềm mơ ước hàng mấy mươi năm của người dân hai địa phương, giờ trở thành hiện thực.

Làng nghề nông thôn mới vùng ngọt hóa Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) đang ngày càng phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *