Tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên

Vườn tượng được trưng bày tại Khu du lịch KôTam.

Nghệ nhân thi tài tại Hội thi tạc tượng gỗ Tây Nguyên 2017.

Bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ trên gỗ, các nghệ nhân khắc họa lại hình ảnh sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đời sống cộng đồng, động vật, muôn thú về thế giới tự nhiên của vùng đất và con người Tây Nguyên; về vẻ đẹp truyền thống trong lao động, sản xuất, sinh hoạt cộng đồng cũng như các biểu tượng trưng bày tại nhà sàn, nhà rông, bến nước, nhà mồ và các hình tượng khác.

Hội thi năm nay thu hút 71 nghệ nhân đến từ 7 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Quảng Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Võ Văn Cảnh, trao Giải Nhất “Gấu bẻ măng” cho nghệ nhân Y Ân Byă (26 tuổi) đến từ tỉnh Đắk Nông.

Giải Nhì, tác phẩm “Đôi vợ chồng” của nghệ nhân Ksor Krôh (tỉnh Gia Lai).

Theo Trưởng ban Giám khảo Hội thi, nghệ nhân Y Kô Niê: Tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên đang có chiều hướng mai một, cần được xã hội quan tâm hơn nữa việc giữ gìn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tình hình hiện nay. Điều đáng mừng tại hội thi lần này đã thu hút nhiều nghệ nhân lớn tuổi, bên cạnh đó, những thí sinh trẻ cũng góp mặt, đã làm ra những tác phẩm tiêu biểu mang đậm văn hóa tín ngưỡng, tâm niệm mới lạ nhưng vẫn xoay quanh chủ đề văn hóa dân gian của các dân tộc.

Giải Nhất Hội thi tạc tượng gỗ Tây Nguyên thuộc về tác phẩm “Gấu bẻ măng” của nghệ nhân Y Ân Byă (26 tuổi) đến từ tỉnh Đắk Nông. Hai giải Nhì: “Thầy cúng và người đàn bà phụ cúng” của nghệ nhân Y Thái Êban (tỉnh Đắk Lắk) và tác phẩm “Đôi vợ chồng” của nghệ nhân Ksor Krôh (tỉnh Gia Lai); Các giải Ba lần lượt được trao cho các tác phẩm: “Tượng nhà mồ” của nghệ nhân Bo Bo Huân (tỉnh Khánh Hòa), “Ông già vác xà gạc” của nghệ nhân Y Đhok Adrơng (tỉnh Đắk Lắk) và “Men say” của nghệ nhân Trần Quốc Toản (tỉnh Lâm Đồng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *