Tưởng nhớ công đức vị tổ sư lập dựng chùa Phật tổ

Đông đảo chư tăng, Phật tử và đại diện chính quyền địa phương dự lễ.

Đông đảo phật tử về chùa dự lễ, trang nghiêm và thành kính tưởng nhớ công đức, đạo hạnh của vị Tổ sư lập dựng chùa.

Hòa thượng Thích Trí Tâm có tên là Tô Quang Xuân, sinh ra tại làng Tân Duyệt (nay là xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) trong một gia đình Nho giáo. Sớm có duyên lành với Phật pháp, ban đầu ông tu tập trong một am tranh nhỏ giữa rừng ở Cà Mau, sau đó dùng công phu của mình hộ độ chúng sanh và chữa rất nhiều bệnh tật cho dân lành, được người dân khắp nơi kính trọng. Về sau, được người dân đóng góp tài vật, ông dựng nên ngồi chùa bằng lá đơn sơ.

Phật tử, người dân khắp nơi về chùa dự lễ, cúng bái, cầu bình an.

Kính phục đạo hạnh của ông, vua nhà Nguyễn (năm Thiệu Trị thứ 2 – 1842) ban chiếu sắc phong chùa là “Sắc tứ Quan Âm cổ tự”. Vào mùng 3 tháng 6 năm Nhâm Dần (1842), ông mất tại chùa Kim Chưởng (Huế). Ông được phong Hòa thượng, pháp danh là Thích Trí Tâm, được vua ban gấm vóc và đưa về tận quê ở Cà Mau. Từ đó, dân trong vùng tôn kính ông nên đã gọi ngôi chùa là chùa Phật Tổ.

Chùa Phật Tổ là ngôi chùa cổ, nơi truyền Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay chùa vẫn giữ được nét kiến trúc tôn giáo cổ xưa có giá trị nghệ thuật cao. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa là nơi che giấu các chiến sĩ cách mạng. Không ít nhà sư của chùa đã hy sinh và trở thành liệt sĩ, góp sức cho cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc.

Chùa Phật Tổ được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia vào ngày 24/11/2000.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *