Về làng nghề đóng xuồng, ghe Rạch Bần

Ông Phước Văn Chinh đã giao việc lại cho người con trai, song đôi lúc nhớ nghề cũng tự tay làm xuồng cho khách.

Làng nghề đóng xuồng, ghe Rạch Bần (xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) có 7 cơ sở, hình thành và phát triển hơn 30 năm, khởi nghiệp khi vùng đất này toàn cóc kèn, lau sậy. Ngày nay, những người thợ lành nghề 60 – 70 tuổi vẫn còn nhiệt huyết cầm cưa, cầm đục hướng dẫn con cháu giữ nghề. Ông Phước Văn Chinh, 68 tuổi, một trong ba chủ trại xuồng có mặt sớm ở vùng này, chia sẻ: “Tôi học nghề từ năm 20 tuổi, rồi đi làm thuê cho các trại xuồng trong tỉnh để có vốn mở cơ sở cho riêng mình; sau đó truyền nghề cho con, cháu với mong muốn giữ nghề và sống được với nghề”.

Nghề đóng xuồng, ghe lắm công phu. Mỗi người thợ, mỗi trại đều có những kinh nghiệm gia truyền.

Hiện nay, giao thông đường bộ phát triển, cùng với cạnh tranh của mặt hàng composite, nên nghề truyền thống đóng xuồng, ghe dần bị mai một. Ông Võ Văn Nhường bùi ngùi: “Những năm mới chuyển dịch, các trại xuồng đều ăn nên làm ra, trại nhà tôi lúc nào cũng có hơn chục thợ tất bật làm việc để “xuất xưởng” những chiếc xuồng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Xuồng được trưng bày có lúc gần 100 chiếc để khách tiện lựa chọn. Từ hơn năm nay, các trại đều vắng khách, song chúng tôi luôn quyết tâm giữ nghề bằng những cải tiến, sáng tạo phù hợp với nhu cầu thị trường”.

Những người thợ cưa xẻ gỗ, tạo dáng từng bộ phận và lắp ráp chúng lại với nhau theo từng công đoạn.

Hình ảnh thân thương của xuồng, ghe trên sông rạch Cà Mau.

Không chỉ có giá trị về vật chất mà xuồng, ghe còn mang giá trị tinh thần, gắn liền với nét đời sống văn hóa đặc trưng của vùng sông nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *