Vẻ vang chứng tích trên đảo Hòn Khoai!

Lãnh đạo Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau viếng bia tưởng niệm 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP. Cà Mau).

Ngày 12/12/1940, đồng chí Phan Ngọc Hiển nhận được nghị quyết khởi nghĩa của Tỉnh ủy do đồng chí Bông Văn Dĩa chuyển tới. Đúng 21 giờ ngày 13/12/1940, Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai chính thức bắt đầu. Lực lượng khởi nghĩa đã tiêu diệt tên sếp đảo, thu 3 khẩu súng, nhiều đạn dược và nhiều đồ dùng khác, nhanh chóng làm chủ Hòn Khoai.

Hải đăng Hòn Khoai. Tại tháp hải đăng này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Theo như kế hoạch, sau chiến thắng, lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng về đất liền. Tuy nhiên, do lệnh đình hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ của Trung ương Đảng không đến được với lực lượng bên trong; sáng ngày 22/12, sau nhiều ngày đêm băng rừng, vượt sông, chịu đói, chịu khát, quá mệt mỏi, các chiến sĩ của ta vừa nằm nghỉ ở bãi Khai Long thì bị bắt.

Nhà cán bộ chiến sĩ Tổ xung kích số 2.

Sự hy sinh của các đồng chí để lại tấm gương tiêu biểu một lòng vì dân, vì nước, vì lý tưởng của Đảng. Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã để lại cho Đảng bộ và quân, dân Cà Mau nhiều bài học quý báu, sâu sắc.

Bia tưởng niệm các anh hùng Tổ xung kích số 3.

Ngày khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940 được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau anh hùng. Ngày 27/4/1990, Hòn Khoai được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Hòn Khoai nhìn từ hải đăng.

Nhân Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi giới thiệu một số hình ảnh về Di tích lịch sử Hòn Khoai và những chứng tích cuộc khởi nghĩa vẻ vang năm 1940 trên đảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *