Việc tháo dỡ các hàng đáy trên sông Ông Đốc: Người dân mong được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề

Trước yêu cầu cam kết phải tự tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế; thực tế cho thấy, người dân đồng thuận, chấp hành chủ trương và mong muốn Nhà nước có sự hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề, đảm bảo cuộc sống.

Qua tìm hiểu, hầu hết các điểm đóng đáy tại đây được hình thành từ rất lâu, nhiều điểm có từ trước năm 1975 và được truyền qua nhiều đời trong gia đình, trở thành nghề mưu sinh chính.

Ông Thái Thanh Toàn chuẩn bị cho một lần đi đóng đáy.

Ông Thái Thanh Toàn có một miệng đáy ở xã Phong Lạc, cuộc sống 4 nhân khẩu trong gia đình ông phụ thuộc hoàn toàn từ một miệng đáy này, mỗi tháng thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng.

“Không đất sản xuất, thất học từ nhỏ, nghề kiếm cơm duy nhất sẽ bị cấm, tôi không biết tới đây cuộc sống của gia đình và học hành của 2 con sẽ ra sao?”, ông Toàn bộc bạch đồng thời cho biết, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ để tìm nghề mới mưu sinh thì ông sẽ không tự tháo dỡ, dù có bị cưỡng chế và sẽ lén lút hoạt động trở lại.

Tại Kế hoạch giải tỏa hàng đáy, chướng ngại vật tại các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời năm 2018 do Chủ tịch UBND huyện Lê Phong ký ban hành, không có nội dung nào liên quan đến việc hỗ trợ đối với những chủ đáy khi họ tự giải tỏa. Tuy nhiên, trong quá trình rà soát, thống kê số lượng các chướng ngại vật cần giải tỏa, huyện có yêu cầu các cơ quan chức năng tìm hiểu đời sống gia đình các chủ hàng đáy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *